Tóm tắt bài viết

    Landing Page là gì?

    Landing Page (hay còn gọi là trang đích) là một loại Website riêng biệt, tách hẳn với Website chính được thiết kế để thuyết phục khách truy cập đến một mục tiêu trọng tâm duy nhất mà chiến dịch Marketing/ quảng cáo đặt ra nhằm hướng khách hàng vào một hành động cụ thể (mua hàng, để lại thông tin, lấy phiếu giảm giá, đưa khách hàng đến website chính…)

    Báo cáo của Hubspot cho biết:

    • Doanh nghiệp tăng 55% khách hàng tiềm năng khi tăng số lượng Landing Page của họ từ 10 đến 15.
    • Doanh nghiệp có hơn 40 Landing Page có thể tăng số lượng khách hàng tiềm năng lên gấp 12 lần so với doanh nghiệp có 5 Landing Page hoặc ít hơn.
    • khái niệm Landing Page là gì

    Tầm quan trọng của Landing Page đối với doanh nghiệp

    Tại sao Landing Page lại quan trọng đối với doanh nghiệp đến vậy? Đây là một công cụ giúp chúng ta gửi thông điệp đến với khách hàng một cách có chiến lược và tập trung trên một trang duy nhất. Landing Page được coi là một thành tố quan trọng để chuyển đổi khách truy cập (Visitors) thành khách hàng tiềm năng (Leads).

    Hãy trả lời một cách chính xác và cụ thể cho mục đích khi bạn thiết kế Landing Page: “Bạn đang tìm kiếm thêm đơn hàng cho sản phẩm và dịch vụ? Bạn muốn thu thập email khách hàng? Hay là bạn muốn thêm hàng triệu người đăng ký website của bạn?” Landing Page sẽ khiến khách hàng tập trung hoàn toàn vào thông tin bạn muốn truyền tải và dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi tăng lên nhiều lần.

    Còn chần chừ gì nữa mà không cùng ViviAds khám phá ngay 6 yếu tố giúp bạn có thể sở hữu một Landing Page đẹp và mang tính chuyển đổi cao.

    6 yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp cho 1 Landing Page là gì?

    Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được Landing Page là gì? cũng như tầm quan trọng của Landing Page đối với doanh nghiệp. Vậy để có thể tạo được 1 Landing Page chuyên nghiệp bạn cần những yếu tố nào?

    1. Tiêu đề mang tính thuyết phục

    Thực tế chỉ ra rằng số lần hiển thị đầu tiên của trang web có thể được đánh giá chỉ trong thời gian rất ngắn: 0.05 giây. Do đó, tiêu đề của bạn phải thu hút được sự chú ý của khách truy cập ngay lập tức và lôi kéo họ ở lại trang web của bạn càng lâu càng tốt. Vậy làm thế nào để tiêu đề của bạn trở nên hấp dẫn và hiệu quả?

    6 yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp cho 1 Landing Page là gì

    Tiêu đề nên là yếu tố đầu tiên tác động đến khách truy cập trang Landing Page của bạn. (Ảnh: static.wixstatic.com)

    • Liên quan tới quảng cáo của bạn: Cho dù bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào thì tiêu đề và quảng cáo cần mang tới cùng một thông điệp.
    • Rõ ràng, dễ hiểu: Đi thẳng tới vấn đề, luận điểm chính mà bạn muốn đề cập.
    • Giới thiệu giá trị lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được: Tiêu đề phải luôn hướng đến lợi ích, làm nổi bật UVP (Unique Value Promotion) của sản phẩm/ dịch vụ để thuyết phục khách hàng đâu là lý do nên chọn bạn.
    • Thể hiện sự đồng cảm bằng cách đặt mình vào vị trí của khách hàng: Hầu hết các khách hàng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc, vì vậy, hãy “kích hoạt” nhiều loại cảm xúc ở khách hàng bằng cách đồng cảm với vấn đề của họ ngay từ ban đầu.
    • Thu hút sự chú ý từ khách hàng: Để đảm bảo tiêu đề có thể tiếp cận với khách hàng nhanh và hiệu quả nhất, bạn hãy cân nhắc chúng ở vị trí nổi bật và có kích cỡ lớn nhất trên trang.

    2. Nội dung hiệu quả

    Điều rất quan trọng là nội dung trên Landing Page của bạn phải đi thẳng đến vấn đề hoặc luận điểm chính mà bạn muốn đề cập. Khách hàng đang không truy cập vào trang Landing của bạn để mất thời gian đọc, vậy nên hãy vào thẳng vấn đề chính. Đừng diễn giải một cách quá dài dòng mà hãy nhấn mạnh vào vấn đề mà khách hàng đang gặp và cho họ thấy tính ưu việt của sản phẩm có thể giải quyết vấn đề đó.

    6 yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp cho 1 Landing Page là gì 02Nội dung trên Landing Page phải đi thẳng đến vấn đề hoặc luận điểm chính mà bạn muốn đề cập. (Ảnh: imu.nl)

    Một nội dung hiệu quả cần đảm bảo:

    • Trình bày rõ ràng để có thể đọc lướt dễ dàng: Làm nổi bật thông tin quan trọng với dạng list (danh sách), tiêu đề phụ, dấu đầu dòng, phông chữ đậm và đoạn văn ngắn để khách truy cập có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm mà không cần phải đọc từng từ một.
    • Tập trung vào lợi ích mà người tiêu dùng có thể nhận được: Thay vì liệt kê mọi tính năng của sản phẩm/ loại hình dịch vụ hãy cung cấp những lợi ích của các tính năng đó. Khách hàng sẽ bị thu hút hơn bởi họ biết sản phẩm/ loại hình dịch vụ của bạn có thể giải quyết được vấn đề của họ hay không.
    • Lấy khách hàng làm trung tâm: Tuy khách hàng có thể lướt qua chỉ một vài giây nhưng hãy tạo thiện cảm nhanh bằng cách như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ. Sử dụng những từ như “bạn”, “của bạn” để cho họ thấy rằng bạn không cố gắng bán sản phẩm/ dịch vụ của mình mà đang tập trung giải quyết vấn đề của họ.
    • Đơn giản: Ngôn từ, lời giới thiệu phải viết theo một cách đơn giản nhất mà khách truy cập có thể hiểu được. Đặc biệt bạn không nên sử dụng các từ ngữ chuyên ngành, biệt ngữ… Điều đó sẽ khiến khách hàng tiềm năng của bạn bỏ qua dễ dàng vì họ không muốn cố gắng hiểu chúng.
    • Dễ đọc. Kiểu chữ của bạn phải dễ đọc. Tránh sử dụng các phông chữ quá nhỏ hoặc mang tính trang trí, bởi vì chúng sẽ khiến việc đọc và hiểu trở nên khó khăn, cho dù người đọc đang cố gắng muốn hiểu chúng đang nói gì.

    3. Biểu mẫu được tối ưu hóa

     

    Tối ưu hóa biểu mẫu xuất hiện trên Landing Page của bạn .

    Biểu mẫu (Form) được đặt trên Landing Page chính là công cụ để bạn thu thập thông tin khách hàng, xây dựng danh sách data khách hàng tiềm năng, cho phép bạn giữ liên lạc, xây dựng mối quan hệ tin cậy và sau đó bán cho họ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. MarketingAI sẽ bật mí cho bạn một số quy tắc cơ bản để tối ưu hóa tối đa cho biểu mẫu của bạn:

    • Không thúc giục khách hàng: Chỉ yêu cầu thông tin cần thiết từ khách hàng tiềm năng, do đó bạn không đe dọa và ngăn họ hoàn tất biểu mẫu. Bạn yêu cầu khách hàng tiềm năng càng ít, cơ hội họ chuyển đổi càng cao. Lưu ý rằng số lượng trường biểu mẫu thường tùy thuộc vào vị trí của người đó trong phễu Marketin. Họ càng ở phía dưới thấp trong phễu, bạn càng nên yêu cầu thêm nhiều thông tin và ngược lại.
    • Yêu cầu thông tin trong các bước: Nếu bạn cần yêu cầu nhiều thông tin, hãy chia nhỏ thông tin càng nhiều càng tốt. Khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng điền vào một vài form nhỏ, ngắn gọn hơn là các form dài dòng, quá chi tiết.
    • Xem xét hình thức đăng ký “hai bước”: Form đăng ký hai bước giúp đơn giản hóa trang bằng cách xóa biểu mẫu và chỉ bao gồm nút CTA. Khi khách truy cập nhấp vào nút CTA, biểu mẫu sẽ mở ra trong hộp bật lên. Việc làm này giúp giảm sự “đáng sợ” và lười điẻm form dài và chỉ những khách hàng tiềm năng quan tâm thực sự mới hoàn thành nó.
    • Dễ dàng hoàn thành: Liên kết với các trang mạng xã hội để dễ dàng điền các thông tin có sẵn cho khách hàng.
    • Dễ dàng để hoàn thành: Cùng với việc tổ chức các trường biểu mẫu theo thứ tự logic, việc điền trước chúng là một chiến thuật hiệu quả khác. Nếu khách hàng tiềm năng đã cung cấp một số thông tin của họ để đổi lấy quyền sở hữu một tài nguyên nào đó trong quá khứ, hãy chuyển đổi ưu đãi này dễ dàng nhất có thể bằng cách điền tự động vào các trường có thông tin cho họ.
    • Đặt biểu mẫu trên trang ở đâu? Không nhất thiết có nghĩa là trong màn hình cuộn đầu tiên. Nơi bạn đặt biểu mẫu của bạn sẽ phụ thuộc vào offer của bạn. Theo nguyên tắc, dưới màn hình đầu tiên tốt hơn nếu phiếu mua hàng của bạn đắt, phức tạp hoặc đòi hỏi sự cam kết cao, vì điều này mang lại cho khách hàng tiềm năng nhiều thời gian hơn để làm quen với nó.

    4. Nút Call To Action nổi bật

    Không phải ai cũng biết rằng, nút CTA là thành phần rất quan trọng trong cấu trúc của Landing Page vì chúng là bước cuối cùng thuyết phục khách hàng tiềm năng của bạn thực hiện hành động tương ứng. Bạn có thể sử dụng một hay nhiều nút CTA trên Landing page tùy thuộc vào mục tiêu của bạn đối với khách hàng.

    6 yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp cho 1 Landing Page là gì 04

    Nếu muốn tỷ lệ chuyển đổi cao trên Landing Page, đừng bao giờ bỏ qua nút Call to Action. (Ảnh: FormTitan)

    Tuy nhiên, hãy xem xét các yếu tố dưới đây để chắc chắn rằng nút CTA của bạn đã thực sự nổi bật hay chưa:

    • Vị trí: Giống như việc trình bày biểu mẫu, đưa nút CTA ngay đầu trang có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi. Bởi nút CTA là nút thúc đẩy hành động chỉ khi khách hàng có đủ độ tin tưởng vào sản phẩm/ dịch vụ hay chính doanh nghiệp. Vậy nên, vị trí đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất là sau khi bạn đã cung cấp đủ thông tin cần thiết cho họ.
    • Kích thước: Nguyên tắc tối ưu chính là nút CTA phải có kích thước đủ lớn và cân đối với bố cục của trang để dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách truy cập khi họ đã có một chút ý định cho việc thực hiện thao tác tiếp theo.
    • Màu sắc: Một cách khác bạn có thể cân nhắc để khiến cho nút CTA nổi bật trên trang là sử dụng màu sắc tương phản với phần còn lại của trang. Đặc biệt, những gam màu nóng sẽ mang tính cấp bách, cần thiết hơn những gam màu lạnh hoặc trầm.
    • Nội dung dòng text: Nếu bạn đã làm nổi bật nút bằng màu sắc rồi thì chỉ cần kết hợp với một dòng text có nội dung tốt và đơn giản là được. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng những từ ngữ như “Download”, “Theo dõi” hay “Đăng kí ngay”. Để làm tăng tỷ lệ chuyển đổi, nội dung trên nút CTA nên mang tính mô tả, được cá nhân hóa và lấy khách hàng làm trọng tâm.

    5. Chỉ số tin cậy cao

    6 yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp cho 1 Landing Page là gì 05

    Tạo thêm sự tin tưởng cho khách hàng bằng những chỉ số đáng tin cậy trên Landing Page của bạn. (Ảnh:blogs.thomsonreuters.com)

    Mấu chốt ở đây là có những khách hàng bị thuyết phục bởi lợi ích mà bạn đưa ra nhưng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu bạn. Vì vậy việc đưa ra những chỉ số tin cậy là rất quan trọng để thúc đẩy họ đến nút Call to Action.

    • Số liệu thống kê: Bằng cách đưa những con số cụ thể về tình hình của doanh nghiệp hay số lượng khách hàng đã giao dịch thành công vào tiêu đề chính, tiêu đề phụ hoặc nội dung, bạn sẽ xây dựng được sự tin tưởng từ khách hàng, từ đó quyết định đến với nút CTA sẽ dễ dàng và thoải mái hơn.
    • Phản hồi từ khách hàng: Chia sẻ những phản hồi (review) tích cực từ những khách hàng cũ hoặc hiện tại là bằng chứng thuyết phục nhất đối với những khách hàng mới. Hãy làm tăng độ tin cậy lên cao nhất bằng cách cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt, ví dụ như các đặc điểm nhân khẩu học (tên, tuổi, ảnh cá nhân, doanh nghiệp làm việc,…) kết hợp với lời nhận xét của họ.
    • Dấu hiệu được công nhận từ chính quyền: Điều này bao gồm logo của khách hàng, giải thưởng từ các trang web khác và hơn thế nữa. Ví dụ: hiển thị logo của các công ty lớn, đáng tin cậy khiến cho khách hàng tiềm năng nghĩ rằng bạn đã giúp tất cả các công ty nổi tiếng khác và họ có thể tin tưởng bạn.
    • Chính sách bảo mật: Đây là một trong số ít các liên kết có thể hiển thị trên Landing Page của bạn. Chúng cho phép khách hàng biết rằng liệu thông tin của họ có thể bị rò rỉ ra bên ngoài hay không. Vị trí tốt nhất mà khách hàng có thể nhìn thấy được là bên dưới biểu mẫu hoặc cuối của trang.
    • Con dấu của bên thứ ba: như Paypal, Verisign và McAfee – cũng cho phép khách hàng tiềm năng của bạn biết rằng thông tin của họ sẽ được giữ an toàn và không bị xâm phạm.

    6. Yếu tố thị giác

    Không thể phủ nhận được vai trò của các yếu tố thị giác bao gồm hình ảnh, đồ họa, biểu tượng, logo,.. trên Landing page. Chúng có thể thu hút hoặc khiến cho khách truy cập rời đi tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố này.

    Sử dụng hình ảnh, video liên quan đến tiêu đề, nội dung mà bạn hiển thị trên trang kết hợp với font chữ có kích thước và màu sắc phù hợp để khiến cho Landing page gây ấn tượng ngay từ giây đầu tiên. Bạn cũng có thể sử dụng thêm biểu tượng và ký hiệu để làm phần nội dung cần nhấn mạnh trở nên nổi bật và rõ ràng hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail