Tóm tắt bài viết

    Digital Marketing đang thay đổi vai trò của tiếp thị truyền thông. Với xu hướng số hóa toàn cầu, chuyển đổi số trong marketing là một điều tất yếu để cạnh tranh và phát triển trong kỷ nguyên số.

    Bạn ngạc nhiên khi bật máy tính, điện thoại thông minh lên và thấy những sản phẩm mà mình muốn mua; nội dung bạn thích đọc; bộ phim mới mà bạn muốn xem… đang hiện hữu như thể các thiết bị thông minh này có thể đọc được ý nghĩ của bạn. Đó là bề nổi của tảng băng chìm. Ngầm sâu bên trong tảng băng chìm ấy là các hoạt động nghiên cứu insights khách hàng, diễn tiến qua các chiến dịch Digital Marketing.

    Tìm hiểu về Digital Marketing

    Digital Marketing là hoạt động tiếp thị số thông qua internet; hay nói theo cách khác nó là một hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh truyền thông online.

    Mục tiêu của việc Digital Marketing chính là tăng nhanh độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Đứng trên phương diện kinh doanh thì doanh số, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng. Nhưng đứng trên phương diện người làm marketing nhìn vào thì dữ liệu khách hàng chính là tài sản quý giá nhất.
    Nếu trước đây, hoạt động Digital Marketing dựa trên các kênh trực tuyến phổ biến: SEO, Social media, SEM, Email,… để đưa ra kế hoạch và thực thi thì ngày nay với sự phát triển tiến bộ vượt bậc về công nghệ hoạt động Digital Marketing không chỉ đem đến khách hàng mới còn mang đến sự khác biệt từ việc phân tích, theo dõi hành vi, sở thích khách hàng đến việc tiếp thị cá nhân hóa người dùng cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

    Digital Marketing và marketing truyền thống

    Một thế giới số hình thành với những công dân số có lối sống, thói quen, sở thích khác biệt so với thế hệ truyền thống. Sự gia tăng của các kênh truyền thông số, các nền tảng mạng xã hội tạo điều kiện cho người tiêu dùng ngày nay dễ dàng chia sẻ thông tin, bày tỏ mong muốn của họ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nếu như trước kia, doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dùng thì hiện nay tác động của những người xung quanh ở cả kênh online và offline là cơ sở thúc đẩy hành vi mua sắm.

    Nguồn dữ liệu về các điểm “chạm” của mỗi khách hàng sẽ ngày càng phong phú hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, vào đầu năm 2020, một người bình thường sẽ tạo ra 1,7 MB dấu chân số (Digital Footprint – dấu chân số là thuật ngữ chỉ quá trình số hóa các hoạt động trên internet của người tiêu dùng, từ việc quẹt thẻ ATM, mỗi lượt lướt web hay mỗi lần click chuột vào quảng cáo…) trên mỗi phút (2).

    Đây là thách thức buộc các nhà tiếp thị phải chuyển đổi cách tiếp cận với khách hàng, thay đổi cách làm marketing truyền thống thông qua việc ứng dụng công nghệ mới nổi như AI và Machine Learning để trau dồi các chiến thuật, phát triển các dấu chân số; từ đó xác định các mô hình, xu hướng phát hiện và dự đoán kết quả kinh doanh.

    Trong nền kinh tế số, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Đó không còn là cuộc đua của cá lớn nuốt cá bé mà là sự tranh giành của tốc độ: Ai nhanh hơn sẽ chiến thắng. Động lực ở đây không gì khác nằm ngoài việc áp dụng công nghệ để giành được lợi thế cạnh tranh thông qua các chiến dịch siêu cá nhân hóa và đặc biệt là phân tích dữ liệu theo thời gian thực.

     

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail