Http là gì, https là gì?
Http là giao thức để thông qua đó, máy chủ và máy khách giao tiếp với nhau.
Http là chữ viết tắt của HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Đây là một giao thức ứng dụng được sử dụng thường xuyên nhất trong bộ các giao thức TCP/IP (gồm một nhóm các giao thức nền tảng cho internet).
Http hoạt động dựa trên mô hình Client (máy khách) – Server (máy chủ). Các máy tính của người dùng sẽ đóng vai trò làm máy khách (Client). Sau một thao tác nào đó của người dùng, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và chờ đợi câu trả lời từ những máy chủ này.
Https là phiên bản an toàn của http (viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol Secure – giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật), giao thức mà qua đó dữ liệu được gửi giữa trình duyệt và trang web bạn đang kết nối.
Trên nhiều trang báo điện tử hiện nay đang lan truyền thông tin bẫy lấy thông tin trên nhiều trang mua sắm trực tuyến. Người dùng cần biết rằng những trang web mà mình đang truy cập có hiển thị biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ có nghĩa là https đang có hiệu lực và thông tin được bảo mật tuyệt đối.
Giao thức HTTP là gì?
HTTP (Hypertext Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản. Đây là giao thức tiêu chuẩn cho World Wide Web (www) để truyền tải dữ liệu dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, video từ Web Server tới trình duyệt web của người dùng và ngược lại.
HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet). Bộ giao thức TCP/IP là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt theo tên hai giao thức chính là TCP (Transmission Control Protocol – Giao thức điều khiển truyền vận) và IP (Internet Protocol – Giao thức Internet).
HTTP hoạt động theo mô hình Client (máy khách) – Server (máy chủ). Việc truy cập website được tiến hành dựa trên các giao tiếp giữa 2 đối tượng trên. Khi bạn truy cập một trang web qua giao thức HTTP, trình duyệt sẽ thực hiện các phiên kết nối đến server của trang web đó thông qua địa chỉ IP do hệ thống phân giải tên miền DNS cung cấp. Máy chủ sau khi nhận lệnh, sẽ trả về lệnh tương ứng giúp hiển thị website, bao gồm các nội dung như: văn bản, ảnh, video, âm thanh,…
Trong quá trình kết nối và trao đổi thông tin, trình duyệt của bạn sẽ mặc nhiên thừa nhận địa chỉ IP đó đến từ server của chính website mà bạn muốn truy cập mà không hề có biện pháp xác thực nào. Các thông tin được gửi đi qua giao thức HTTP (bao gồm địa chỉ IP, các thông tin mà bạn nhập vào website…) cũng không hề được mã hóa và bảo mật. Đây chính là kẽ hở mà nhiều hacker đã lợi dụng để đánh cắp thông tin người dùng, thường được gọi là tấn công sniffing.
Giao thức HTTPS là gì?
HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn. Thực chất, đây chính là giao thức HTTP nhưng tích hợp thêm Chứng chỉ bảo mật SSL nhằm mã hóa các thông điệp giao tiếp để tăng tính bảo mật. Có thể hiểu, HTTPS là phiên bản HTTP an toàn, bảo mật hơn.
HTTPS hoạt động tương tự như HTTP, tuy nhiên được bổ sung thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer – tầng ổ bảo mật) hoặc TLS (Transport Layer Security – bảo mật tầng truyền tải). Hiện tại, đây là các tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho hàng triệu website trên toàn thế giới.
Cả SSL và TLS đều sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure -hạ tầng khóa công khai) không đối xứng. Hệ thống này sử dụng hai “khóa” để mã hóa thông tin liên lạc, “khóa công khai” (public key) và “khóa riêng” (private key). Bất cứ thứ gì được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bởi khóa riêng và ngược lại. Các tiêu chuẩn này đảm bảo các nội dung sẽ được mã hóa trước khi truyền đi, và giải mã khi nhận. Điều này khiến hacker dù có chen ngang lấy được thông tin cũng không thể “hiểu” được thông tin đó.
Lý do HTTPS cần cho Website của doanh nghiệp
Giao thức HTTPS là gì? Lý do cần đăng ký https cho website của bạn (Ảnh: TechWyse)
HTTPS tốt cho việc tìm kiếmThuật toán Google yêu cầu các Website phải chiến đấu nhau để tranh giành các thứ hạng tìm kiếm hàng đầu. Khi 2 Website có có thể xếp hạng cho truy vấn của người dùng, hiển thị hàng đầu ở kết quả tìm kiếm. Vậy nếu như 2 Website đó đồng hạng thì Google sẽ ưu tiên Website nào hơn? Có 1 tiêu chí nữa để Google xếp hạng cho kết quả tìm kiếm chính là HTTPS.
Gary Illyes – Nhà phân tích Xu hướng quản trị Website của Google giải thích:
“Nếu tất cả các yếu tố về chất lượng đều tương đương nhau cho hai kết quả, sau đó một trong đó sử dụng HTTPS sẽ chiếm ưu thế hơn kết quả khác.”
HTTPS tốt hơn cho người dùng
Các vụ hack trên Internet xảy ra rất thường xuyên. Trên thực tế, các vi phạm dữ liệu đã tăng 29,5% trong giai đoạn 2014-2015. Nhưng giao thức SSL (Secure Sockets Layer) đã ra đời giúp ngăn chặn và giữ thông tin người dùng được an toàn khỏi các cuộc tấn công “man-in-the-middle” – một hình thức nghe lén trong đó liên lạc giữa hai người dùng bị giám sát và sửa đổi bởi một bên trái phép.
Lợi ích của HTTPS là gì đối với người dùng – HTTPS tốt hơn cho người dùng (Ảnh: Marketing News)
Điều đó làm cho HTTPS đặc biệt quan trọng nếu Website của bạn chấp nhận thẻ tín dụng hoặc có chức năng đăng nhập. Với rất nhiều sự cố hack, người dùng muốn biết rằng thương hiệu của bạn đang nỗ lực để bảo vệ thông tin cá nhân của họ để tránh bị đánh cắp hoặc xâm phạm.
HTTPS bảo mật tốt hơn cho người dùngNhư chúng ta đã biết thì https sử dụng mã hóa encryption để đảm bảo cho mọi thông điểm trao đổi giữa khách hàng và server không bị kẻ gian xâm nhập. Nếu website không có https thì người dùng sẽ dễ dàng bị tấn công snifffing và kẻ xấu hoàn toàn có thể xâm nhập vào kết nối máy khách và server để đánh cắp dữ liệu mà người dùng gửi đi ví dụ như (mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng, email,…). Ngoài ra những thông tin có sẵn từ website cũng có thể bị quan sát, ghi lại mà người dùng hay quản trị website không hề hay biết.
Bằng việc sử dụng https, người dùng và máy chủ có thể tin tưởng tuyệt đối rằng các thông điệp chuyển giao trong trạng thái an toàn, bảo mật, nguyên vẹn.
Tránh việc lừa đảo bằng website giả mạoThực tế thì bất cứ server nào cũng có thể giả dạng là server của bạn để lấy thông tin từ người dùng và đây là hình thức lừa đảo Phishing, cũng tương tự như Phishing Email. Tuy nhiên, với giao thức https thì trước khi dữ liệu giẵ máy khách và máy chủ được mã hóa thì trình duyệt máy khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ để đảm bảo người dùng đang giao tiếp đúng đối tượng họ muốn. Chứng chỉ SSL/TLS của HTTPS sẽ xác minh đó có phải website chính thức của doanh nghiệp hay không.
SEO cần sử dụng HTTPSNăm 2014, google đã thông báo sẽ đẩy xếp hạng tìm kiếm cho website sử dụng https để khuyến khích website sử dụng giao thức này. Chính vì thế, những website đã chuyển đổi sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.
https có lợi cho seo mà bất cứ SEOer nào cũng cần chú ý (Ảnh: Internet)
SSL là bắt buộc cho AMPSSL là chữ viết tắt của Secure Sockets Layer (Lớp socket bảo mật). Một loại bảo mật giúp mã hóa liên lạc giữa website và trình duyệt Web Website được cài đặt chứng chỉ SSL/TLS có thể dùng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn tới server.
AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages – các trang có tốc độ nhanh trên di động. Đó là công nghệ giúp các trang nhất định tải gần như tức thời trên thiết bị di động. Vì vậy, khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên thiết bị di động của mình thông qua Google, bạn có thể nhận thấy rằng một số kết quả có biểu tượng tia sét bên cạnh, điều đó có nghĩa là nó đã sẵn sàng AMP.
Bảo mật website SSL là gì? Điểm khác nhau giữa SSL và HTTPS là gì?(Ảnh: Digital Marketing Institute)
AMP sẽ đóng một vai trò lớn trong SEO, các trang sẵn sàng AMP sẽ có thứ hạng tốt hơn. Nhưng để một cái gì đó được gắn nhãn là AMP, nó yêu cầu SSL. Để các website trở nên thân thiết nhất có thể, tất cả các yêu cầu về AMP phải được kiểm tra chặt chẽ – bao gồm các tiêu chí HTTPS của nó.
Làm thế nào chuyển giao thức Http thành Https?
Đối với địa chỉ Http này, độ an toàn bảo mật của nó không được cao. Chính vì lý do này, hiện nay đây cũng là dạng website mà tin tặc dễ tấn công. Đồng thời dễ dàng đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân của bạn.
Chuyển từ Http sang Https giúp bảo mật thông tin
Về cơ bản khi sử dụng dạng giao thức Http, thì các tập tin này chưa được mã hóa và bảo mật. Vì khi truy cập những dạng website này, thông tin máy tính của bạn sẽ bị truy quét như địa chỉ IP máy, thông tin bạn truy cập website…
Chính vì lý do trên, mà hiện nay tất cả các website người ta bắt buộc phải dùng “Https”. Bởi vì, khi dùng giao thức đã nhằm thông báo cho bạn biết đây là một website an toàn và truy cập được.
Thế nên, hầu hết mọi doanh nghiệp tại Việt Nam đều bắt buộc phải dùng giao thức “Https”. Chẳng may, website bạn dùng là định dạng Http, thì vẫn có thể chuyển thành Https là gì và để tăng độ tin cậy.
Để có thể chuyển đổi được chúng ta chỉ cần đăng ký thêm chứng chỉ. Các chứng chỉ này thường là SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security).
Đây là chứng chỉ phổ biến ở Việt Nam và cũng như trên toàn thế giới. Việc chuyển từ Http thành Https là gì này bạn chỉ cần nhờ bên cấp chứng chỉ này cấp cho thì website của bạn sẽ được an toàn hơn bao giờ hết.
Một website nên dùng Https hay Http
Vậy đối với một website của doanh nghiệp hay bất kỳ của ai khác thì có nên sử dụng giao thức Https hơn hay là Http. Như bạn đã đọc qua bài viết này, thì đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hay cá nhân nào nên dùng giao thức Https.
Cách thức sử dụng giao thức Http và Https
Đặc biệt là trong lĩnh vực marketing, đối với doanh nghiệp khi sử dụng Https này. Nó đã ám chỉ rằng đây là doanh nghiệp có độ uy tín và bảo mật thông tin cho người dùng.
Nếu như doanh nghiệp sử dụng Http thì hoàn toàn được. Tuy nhiên, sử dụng giao thức này các thông tin dữ liệu cá nhân của bạn dễ bị Hacker truy cập là lấy thông tin.
Bên cạnh đó, có phải rằng website của doanh nghiệp sẽ có một lượng lớn người dùng truy cập. Dẫn đến sẽ có một lượng lớn data của người dùng. Bởi vậy, doanh nghiệp càng nên sử dụng giao thức Https là gì để bảo mật cho người dùng. Để người dùng dễ dàng sử dụng website của doanh nghiệp hơn.
Lợi ích của việc dùng giao thức Https trong thương mại điện tử
Ngày nay, việc sử dụng marketing bằng website đang ngày càng phổ biến. Và không những thế nó được sử dụng nhiều đến mức dạng marketing này đã trở thành “long mạch” của nhiều doanh nghiệp.
Điển hình như Shopee, Tiki, Cellphone, Logitech…Và trong còn đối với lĩnh vực nữa quan trọng không kém đó là SEO. SEO là việc làm bằng cách sử dụng Content để “leo rank” trên tìm kiếm của Google.
Chính vì, đối với SEO việc sử dụng website có chứng chỉ SSL hoặc TSL sẽ là một lợi thế trong việc leo top bài viết của những người làm nghề SEO.
LIÊN HỆ
Hotline: 0988 525 515 (Mr Huyen)
Email: minhkhangnetwork@gmail.com
Fanpage: Minh Khang Network
Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85
Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng
Website: https://minhkhangnetwork.com
Bài viết liên quan
Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào ?
Tóm tắt bài viết Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào Minh Khang [...]
Th2
3 chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google. Cách tăng hiệu quả quảng cáo Google AdWords.
Tóm tắt bài viết Có nhiều chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google mà [...]
Th10
Google Responsive Search Ads là gì? Cách tạo Google Responsive Search Ads. Cách tối ưu hiệu quả Google Responsive Search Ads.
Tóm tắt bài viết Google Responsive Search Ads là gì? Google Responsive Search Ads (RSA) [...]
Th10
Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng.
Tóm tắt bài viết Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng Minh [...]
Th10
Link bio là gì? Việc tạo link bio trên Canva mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như thế nào?
Tóm tắt bài viết Link bio là gì? Link bio là một liên kết rút [...]
Th10
Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quảng cáo trực tuyến.
Tóm tắt bài viết Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng [...]
Th10