SEO Audit là gì?
SEO Audit là quá trình đánh giá toàn diện các yếu tố tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên một trang web. SEO Audit bao gồm kiểm tra các lỗi, điểm yếu và cơ hội tối ưu hóa trên trang web để tạo ra một kế hoạch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chi tiết và hữu ích.
Vì sao SEO Audit quan trọng?
Việc kiểm tra Website có thể tiết lộ các vấn đề khiến bạn tiêu tốn Traffic và doanh số bán hàng. Quá trình này rất quan trọng giúp trang mạng và doanh nghiệp của bạn tránh những điều sau:
- Mất lưu lượng truy cập tự nhiên do các vấn đề về tình trạng của Web.
- Mất cơ hội bán hàng hoặc lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác.
- Lập chỉ mục trang Web không đúng cách (có nghĩa là người tìm kiếm sẽ không thể tìm thấy).
- Đối mặt với các hình phạt từ Google vì Backlink độc hại.
Các phần cần audit trên website
Technical SEO Audit
Đầu tiên, bạn cần xác định xem website của bạn có hoạt động bình thường hay không. Để thực hiện điều này, bạn cần thực hiện một cuộc phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật SEO gồm 2 khía cạnh sau đây:
Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận nghĩa là khả năng mà cả Google và người dùng có thể tiếp cận với website của bạn. Nếu khách truy cập tiềm năng không thể nhìn thấy trang của bạn thì dù có tạo ra vô vàn nội dung mới, cũng chẳng mang lại hiệu quả gì.
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra tệp robots.txt và các thẻ meta robot. Bởi chúng có thể làm hạn chế quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website của bạn. Đôi khi, quản trị viên của website vô tình chặn một số trang nhất định khiến cho Google không thể truy cập vào chúng.
Cần kiểm tra cả thẻ meta và tệp robots.txt thủ công để đảm bảo rằng chúng đều không xảy ra bất kỳ vấn đề bất thường nào.
Các sơ đồ XML cũng là một phần quan trọng của website. Chúng giúp tạo ra một bản đồ chỉ dẫn cho các trình thu thập thông tin web của Google. Bạn cần đảm bảo rằng sơ đồ XML phải được định dạng đúng và được gửi đến tài khoản của quản trị viên website.
Tiếp theo, chính là cấu trúc website tổng thể.
Khi thực hiện audit, bạn cần đảm bảo rằng người dùng chỉ cần vài cú click chuột là đã có thể chuyển từ trang chủ đến các trang con. Số nhấp chuột càng ít thì trình thu thập thông tin càng dễ truy cập vào trang đích.
Đôi khi, chuyển hướng cũng gây ra một vài sự cố nhỏ. Bạn có thể xóa hoặc di chuyển nội dung của mình. Tuy nhiên, điều đó lại khiến cho trình thu thập thông tin không thể truy cập vào trang đó nữa. Để mở lại quyền truy cập, bạn cần tạo ra một chỉ dẫn chuyển hướng để chúng có thể tiếp cận được với trang đã được di chuyển.
Trên đây là những cách để giúp Google có thể tiếp cận được với website của bạn. Còn đối với người dùng thì sao?
Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là khi người dùng không thể vào website của bạn một cách tự do thì họ sẽ lập tức rời ngay. Do đó, hãy cố gắng cải thiện tốc độ tải website.
Ngay cả khi bạn thấy vừa mắt một giao diện nào đó nhưng hãy cân nhắc xem khách truy cập của bạn có thực sự ấn tượng với nó hay không. Đa số người dùng đều mong muốn khi lướt web đều có được thông tin nhanh chóng và tin cậy.
Ngày nay, số người sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet ngày càng tăng cao. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh sao cho website của mình thân thiện với thiết bị di động. Nhờ đó, người dùng có thể thực hiện được tất cả tùy chọn ngay trên thiết bị di động mà không cần đến máy tính để bàn.
Khả năng index
Sau khi đã phân tích và đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật, bạn bắt đầu để website của mình được index.
Khi nhắc đến Google, khả năng tiếp cận và khả năng index luôn đi đôi với nhau. Cả 2 yếu tố này sẽ quyết định các trang của bạn có được hiển thị đến người dùng hay không.
Khả năng tiếp cận đề cập đến việc trình thu thập thông tin có thể truy cập vào các trang của bạn hay không. Trong khi đó, khả năng index lại đề cập đến những trang này có hiển thị trong công cụ tìm kiếm sau khi truy cập hay không.
Trong một vài trường hợp, khi robot đã xem qua những nội dung của bạn nhưng lại không hiển thị các trang này cho người dùng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Trước tiên, có thể là do hình phạt của Google.
Đây là lý do chủ yếu dẫn đến việc một số trang không được hiển thị. Bởi các trình thu thập thông tin hoạt động khác nhau giữa các website. Nếu website của bạn có quy mô lớn với nhiều nội dung thì các trang đích sẽ được index ngay lập tức.
Mặt khác, các blogger thỉnh thoảng cũng đăng một vài nội dung. Và những nội dung này được index chậm hơn.
Nhiều người sẽ cảm thấy lo sợ rằng Google đã áp dụng hình phạt khi phát hiện ra những vấn đề về khả năng tiếp cận hoặc một vài sự cố nhỏ của website. Tuy nhiên, nếu thực sự website của bạn bị Google sẽ gửi thông báo đến tài khoản công cụ quản trị website.
Trong trường đó, bạn cần:
- Xác định lý do phạt
- Khắc phục sự cố
- Yêu cầu Google xem xét lại
Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ phải trả một vài khoản phí và khắc phục vấn đề.
Hướng dẫn 18 bước SEO Audit đơn giản:
Sau đây là hướng dẫn 18 bước đơn giản để thực hiện SEO Audit trên trang web của bạn:
- Kiểm tra hoạt động của máy chủ, mã lỗi và xử lý tệp robots.txt và sitemap.xml.
- Đảm bảo site của bạn đã được đăng ký và xác minh trên Google Search Console.
- Phân tích site để đánh giá hiệu suất toàn cầu của trang web.
- Xác định các trang có chứa lỗi 404 để giải quyết.
- Kiểm tra trang web của bạn để đảm bảo tất cả các trang có tiêu đề và mô tả thích hợp.
- Đảm bảo site của bạn được mã hóa HTTPS để cải thiện bảo mật và hiệu suất.
- Kiểm tra các trang để đảm bảo site của bạn tải nhanh hơn và không có thời gian tải trang quá lâu.
- Đảm bảo site của bạn có quyền riêng tư, chính sách bảo mật và chính sách cookie.
- Kiểm tra một số chỉ số UX quan trọng để đánh giá trải nghiệm người dùng.
- Kiểm tra site của bạn trên các thiết bị khác nhau để đảm bảo nó trông tốt và tải nhanh trên mọi thiết bị.
- Đảm bảo site của bạn tương thích với các trình duyệt phổ biến nhất.
- Xác định các trang bị trùng lặp và cải thiện chúng.
- Kiểm tra nội dung của bạn để đảm bảo nó chất lượng và có giá trị.
- Đảm bảo site của bạn có cấu trúc tốt để tối ưu hóa SEO On-Page.
- Kiểm tra mối liên hệ giữa các trang của bạn để đảm bảo trang web của bạn có cấu trúc logic và dễ sử dụng.
- Đảm bảo site của bạn có liên kết trang web nội bộ hợp lý.
- Kiểm tra liên kết và các tài nguyên bên ngoài để đảm bảo chúng không gây hại cho trang web của bạn.
- Cuối cùng, tạo một kế hoạch cải tiến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chi tiết để cải thiện toàn diện hiệu suất của trang web của bạn.
Hotline: 0988 525 515 (Mr Huyen)
Email: minhkhangnetwork@gmail.com
Fanpage: Minh Khang Network
Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85
Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng
Bài viết liên quan
Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào ?
Tóm tắt bài viết Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào Minh Khang [...]
Th2
3 chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google. Cách tăng hiệu quả quảng cáo Google AdWords.
Tóm tắt bài viết Có nhiều chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google mà [...]
Th10
Google Responsive Search Ads là gì? Cách tạo Google Responsive Search Ads. Cách tối ưu hiệu quả Google Responsive Search Ads.
Tóm tắt bài viết Google Responsive Search Ads là gì? Google Responsive Search Ads (RSA) [...]
Th10
Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng.
Tóm tắt bài viết Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng Minh [...]
Th10
Link bio là gì? Việc tạo link bio trên Canva mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như thế nào?
Tóm tắt bài viết Link bio là gì? Link bio là một liên kết rút [...]
Th10
Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quảng cáo trực tuyến.
Tóm tắt bài viết Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng [...]
Th10