Lĩnh vực e-Commerce, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử đã có một cú hích tăng trưởng lớn kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Dự kiến, e-Comerce sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 5 năm nữa và là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Kéo theo là sự ra đời của những lĩnh vực và dịch vụ đi kèm, từ đó hình thành khái niệm e-Commerce Enabler.
Khoảng 6-7 năm trước đây, thị trường xuất hiện các Digital Marketing Agency – những công ty chuyên về lĩnh vực truyền thông tương tác trên mạng Internet, cung cấp các dịch vụ tiếp thị quảng cáo nổi bật như sáng tạo Content Marketing, lập chiến lược Marketing Online, thiết kế hình ảnh, thiết kế website… Hiện tại, e-Commerce Enabler bắt đầu nhen nhóm với việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhãn hàng và doanh nghiệp phát triển ở mảng kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt là trên các sàn như Shopee, Lazada, Tiki…
Sự ảnh hưởng của Business Objective đến định hướng của Ecommerce
Trong một business dù ở môi trường online hay offline, trong mục tiêu kinh doanh của họ mình cũng thường thấy có 4 câu chuyện chính: Sales, Share, Growth, Profit.
Với từng mục tiêu trên, khi triển khai xuống kênh bán (ở đây là kênh Ecommerce) thì sẽ tác động đến toàn bộ cách vận hành của kênh bán đó, dĩ nhiên kéo theo đó là chính người vận hành kênh bán đó sẽ phải thay đổi theo.
Một ví dụ mà cách mình nhìn một business:
1) Trong giai đoạn 2021, mình làm cho các nhãn hàng Top 1 thị trường ngành hàng chăm sóc gia đình như Donwy Ariel, nửa đầu năm thì chủ yếu làm đủ các hoạt động để đẩy được số sale ra ngoài thị trường, nửa năm sau đó là cuộc chiến Top 1 hay Top 2 trong các ngày Mega Sale, để giành lấy thị phần của các đối thủ khác như Makleen hoặc Omo. Cũng chính vì mục tiêu nửa năm cuối là giành thị phần, khi triển khai hoạt động vận hành thì tụi mình có rất nhiều ngân sách để thử hết tất cả các kênh marketing, cũng như đa dạng rất nhiều hoạt động thu hút người dùng. Từ đó, bản thân của những người vận hành những hoạt động đó có nhiều đất diễn hơn (trong đó có mình) vì trong tay có rất nhiều tiền để chơi, dĩ nhiên sẽ áp lực nhưng bạn không bị ức chế khi ngân sách lúc nào cũng đủ dùng.
Cụ thể hơn một chút các bạn có thể nhìn cái slide ở bên dưới,
Ở trên hình, mình nhìn thấy Tefal trên Shopee mùa Mega Sale 9.9 xếp hạng thứ nhất , tức họ đang chiếm lĩnh thị phần của ngành hàng Điện Gia Dụng trong một trong những ngày Sale lớn nhất của sàn TMDT Shopee trong năm 2021. Một nhãn hàng muốn đứng top 1 trong ngày Mega Sale gần như không có việc chỉ bán chơi chơi mà đạt được, nên mình có thể đoán Tefal đặt mục tiêu Market Share.
Nếu như mình tra cứu vẫn thấy Tefal nằm đâu đó trong top 3 trong các ngày 6.6, 11.11, hoặc 12.12. Thì xác xuất cao là Tefal đã đạt được mục tiêu về chiếm lĩnh thị phần trong năm 2021. Vậy, câu hỏi của mình trong đầu là trong năm 2022, họ sẽ vẫn tiếp tục với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, hay chuyển sang giai đoạn tập trung vào PROFIT? Từ đó mình sẽ suy nghĩ tiếp là nếu như mục tiêu như thế, thì ở vai trò của mình là người vận hành và đôi lúc đưa ra chiến lược ngắn hạn, mình sẽ phải tập trung vào điều gì và có thể làm được gì?
Một số ưu thế khi mình làm dự án mà mục tiêu business của nó là Market Share & Sales như:
- Có nhiều tiền để làm nhiều hoạt động marketing & sale
- Được test những thứ mới và học hỏi liên tục
- Áp lực lớn với cường độ liên tục
- Học hỏi được tư duy Scale up.
- Không cần đi quá sâu vào việc optimize mà học cách sắp xếp và tận dụng tối đa tất các các channel & tools để tạo hiệu quả cộng dồn
- Có dữ liệu lớn đến nghiên cứu (học thêm về data analysis).
- Kinh nghiệm xây dựng process, quy trình, hệ thống (để có thể tải được khối lượng công việc lớn)
- Cảm giác được chinh phục.
- Khả năng teamwork và kĩ năng mềm khi làm việc với rất nhiều phòng ban và ai cũng giỏi (cái gì càng lớn thì càng bị phân hóa chuyên môn cao).
2) Dĩ nhiên, mình cũng làm vài dự án mới tanh, dự án trong 1 ngành hàng mới, hoặc brand mới trong ngành hàng vô cùng cạnh tranh,….Điểm chung là các dự án đa phần không có đủ tiền để chơi lớn như các dự án kia. Và mục tiêu cũng không rõ ràng. Ở những dự án này, mình học được cách cân đo đong đếm từng đồng tiền, tiết kiệm tối đa để business đó có thể phát triển và có lời, học thêm nhiều hơn về khả năng dự đoán. Đặc thù các dự án kiểu này thì:
- Khả năng làm được nhiều thứ cùng lúc (đa năng).
- Nắm bắt thị trường nhanh vì phải chắt chiu từng cơ hội của nhu cầu thị trường.
- Rèn luyện khả năng linh động xoay sở trong nhiều tình huống bất ngờ.
- Tư duy tối ưu hóa. (vì cần tiền nên cần tối ưu hóa để giảm thiểu chi phí thấp nhất).
Hiểu để chuẩn bị tinh thần
Đa phần các Brand top bảng xếp hạng 2021, đã trải qua một năm đáng nhớ, đi kèm là các quy trình chuẩn chỉnh và bài bản hơn. Đồng nghĩa với việc họ có yêu cầu cao hơn nếu tìm kiếm một thành viên mới trong team. Có thể năm 2022 họ không còn là leader nữa, nhưng do đã xây được bộ khung chuẩn qua từng chiến dịch trước đó. Nên sẽ là điểm đến lí tưởng nếu bạn muốn học hỏi một cái gì đó chuẩn chỉnh bài bản có quy trình cụ thể và tiếp tục phát triển trên những cái đã sẵn có trước đó.
Đối với những Brand mới thâm nhập vào thị trường, những nhà phân phối mới mở kênh bán trên sàn…Mình sẽ hỏi nhiều hơn, về định hướng, mục tiêu cụ thể thực sự của họ trong một năm, cách họ phân chia sắp xếp nhân sự cho toàn đội Ecom như thế nào? Dĩ nhiên mình không cần phải hỏi doanh số mục tiêu hay target cụ thể của họ là bao nhiêu, nhưng thông qua những câu hỏi tổng quan và quan sát cách trả lời, mình sẽ cố gắng đoán được bức tranh tổng thể của họ trong 1 năm là như thế nào.
Bài viết liên quan
Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào ?
Tóm tắt bài viết Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào Minh Khang [...]
Th2
3 chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google. Cách tăng hiệu quả quảng cáo Google AdWords.
Tóm tắt bài viết Có nhiều chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google mà [...]
Th10
Google Responsive Search Ads là gì? Cách tạo Google Responsive Search Ads. Cách tối ưu hiệu quả Google Responsive Search Ads.
Tóm tắt bài viết Google Responsive Search Ads là gì? Google Responsive Search Ads (RSA) [...]
Th10
Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng.
Tóm tắt bài viết Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng Minh [...]
Th10
Link bio là gì? Việc tạo link bio trên Canva mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như thế nào?
Tóm tắt bài viết Link bio là gì? Link bio là một liên kết rút [...]
Th10
Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quảng cáo trực tuyến.
Tóm tắt bài viết Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng [...]
Th10