Tóm tắt bài viết

    Symfony là một trong những Framework được sử dụng cho phát triển ứng dụng, thiết kế website. Bạn sẽ hiểu hơn khả năng khai thác trong thực tế qua bài viết của FPT Cloud. Phần đầu tiên đi vào tìm hiểu khái niệm và cấu trúc vận hành cơ bản. Tiếp đó là phân tích những đối tượng được hưởng nhiều giá trị nhất từ việc khai thác Symfony. Để có góc nhìn tổng quan nhất, kiến thức mở rộng hé lộ trong các phần cuối cùng.

    Symfony là gì?

    Symfony là gì? Đây là một trong những Framework mã nguồn mở, ứng dụng nhiều trong thiết kế web hay phát triển ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng là PHP5.

    Ngoài ra, công cụ được ưu ái sử dụng trong tạo dựng website bởi hai đặc điểm nổi bật. Đó chính là cộng đồng người tham gia đông đảo và khả năng triển khai tự do nhờ cấu trúc chặt chẽ, đáng tin cây. Một số thế mạnh khác nên tham khảo như là:

    • Thao tác mở rộng dễ dàng, khả năng tích hợp với nhiều thư viện khác khá tốt.
    • Dễ cài đặt, tương thích với hầu hết hệ điều hành.
    • Vận hành độc lập với cơ sở dữ liệu.
    • Ứng dụng rộng rãi kể cả trong những trường hợp phức tạp nhất.
    • Hoạt động đi theo cấu hình định trước.
    • Mã nguồn dễ đọc và sử dụng chú thích kiểu phpDocumentor.
    • Khâu bảo trì diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.
    • Phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chính sách, kiến thức liên quan đến công nghệ.
    • Đảm bảo tính ổn định trong nhiều dự án dài hạn.
    • Tuân theo hoạt động cũng như có mẫu thiết kế tốt.

    Với những ưu điểm trên, đủ để thấy Framework được chào đón như thế nào từ khi mới ra mắt. Đây vẫn tiếp tục là công cụ cần phải có trong thiết kế website, ứng dụng trong tương lai dài hạn.

    Cấu trúc cần biết khi làm việc với Symfony

    ORM giúp ánh xạ cơ sở dữ liệu sang lập trình hướng đối tượng
                                                                              ORM giúp ánh xạ cơ sở dữ liệu sang lập trình hướng đối tượng

    Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách cài đặt, cấu hình Symfony, chúng ta cần tìm hiểu một số cấu trúc sau:

    • ORMSymfony là 1 framework hướng đối tượng. Muốn thực hiện các thao tác trong Symfony. Thay vì sử dụng câu lệnh SQL, bạn có thể dùng các objects. Trên Symfony, các thông tin database sẽ được chuyển thành object model thông qua ORM tool. Đây là một cơ chế có khả năng ánh xạ cơ sở dữ liệu sang ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
    • Schema: Để thực hiện quá trình ánh xạ cơ sở dữ liệu thì ORM cần một số thông tin schema mô tả để tạo class tương ứng. Thông qua những mô tả về cơ sở dữ liệu trong file schema.yml, bạn có thể dùng ORM để tạo ra các câu SQL cần thiết.
    • RoutingURL trong Symfony vô cùng quan trọng. Do đó, có hẳn một framework riêng để quản lý chúng, đó là routing framework. Routing sẽ quản lý internal URIs và external URLs. Khi xuất hiện một request đến, routing sẽ phân tích và chuyển URL thành internal URI.

    Sự khác nhau giữa Symfony và Laravel

    Nhắc đến PHP framework  không ít người sẽ nghĩ ngay đến Laravel. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt rất rõ ràng về nhiều mặt: Ngôn ngữ lập trình, Cách truy cập database, Emplate engine; Middleware; Cache và performance; phần mềm phía thứ ba và các công cụ.

    Sự khác nhau giữa Symfony và Laravel

                                                                                              khác nhau giữa Symfony và Laravel

    Cùng Bizfly tìm hiểu sự khác biệt giữa  Laravel và Symfony để hiểu sâu hơn về Symfony là gì.

    • Ngôn ngữ lập trình: Cả hai đều dùng PHP, song PHP tạo ra Symfony là dạng phổ thông còn Laravel được tạo ra bởi cấu trúc đặc biệt. Việc chỉnh sửa và sử dụng code trong Symfony không khác gì PHP còn trong Laravel, các câu lệnh và việc dùng code đơn giản hơn rất nhiều.
    • Cách truy cập database: Symfony dùng ‘Doctrine’ để có thể truy cập database còn Laravel dùng ‘Eloquent’. Việc truy cập ở Symfony phức tạp hơn bởi cần tạo repository function; Với Laravel, người dùng chỉ cần hiểu biết về SQL là đủ.
    • Emplate engine: Trong Symfony, Emplate engine được dùng là Twig còn Laravel sử dụng Blade. Twig được đánh giá tốt hơn bởi có code đẹp, nhiều từ khóa có bổ sung extension và cộng đồng lớn.
    • Middleware: Laravel và Symfony đều hỗ trợ cho Middleware, song Laravel dùng ‘decorator pattern’; Symfony lại nhờ vào ‘observer pattern’.
    • Cache và performance: Laravel và Symfony đều có khả năng lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ Cache, song Laravel chưa dùng Cache vẫn có khả năng hoạt động nhanh hơn Symfony có cache. Ngoài ra, cả hai framework này đều hỗ trợ Memcached, APC, Redis và các file nhờ cache.
    • Công cụ phát triển và debug: Đây là mảng mà Symfony ưu việt hơn hẳn so với Laravel. Framework này sở hữu riêng một panel hiện đại, có khả năng khái quát các vấn đề trong profiling. Panel của Laravel đơn giản hơn rất nhiều và chỉ hỗ trợ tạo những profiling cơ bản.
    • Phần mềm của bên thứ ba: Đây cũng là phương diện mà Symfony ‘thắng thế’ Laravel. Các gói package bên thứ ba của Symfony như KnpLabs, Sonata, FOS, Liip Imagine,… mang lại khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn cho Symfony.

    Khó có thể đưa ra nhận định Symfony hay Laravel tốt hơn mà cần đánh giá nó trong từng trường hợp. Có thể thấy, Laravel và Symfony sở hữu những ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn framework phù hợp.

    Tuy nhiên trước đó, đừng quên trau dồi thêm những kiến thức nền về Symfony là gì bởi bạn phải hiểu bản chất của nó mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn được.

    LIÊN HỆ

    Hotline0988 525 515 (Mr Huyen)

    Emailminhkhangnetwork@gmail.com

    FanpageMinh Khang Network

    Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85

    Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

    Websitehttps://minhkhangnetwork.com

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail