1 Chất lượng hơn số lượng
Nếu nội dung của bạn không khác biệt, bạn sẽ bị lãng quên. Nội dung cạnh tranh ngày càng gay gắt và mạng xã hội ngày càng tinh vi hơn
Để chống lại nghịch lý này, bạn cần phải tập trung vào nội dung chất lượng để gây được tiếng vang với khán giả của bạn. Hãy tạo ra chỉ một hoặc vài kênh nội dung chất lượng cao, thay vì dàn trải tạo nhiều kênh nội dung chất lượng trung bình.
2. Lịch sử có thể lặp lại
Vào đầu thế kỷ 20, khán giả đã nghe nghe các nội dung qua sóng phát thanh đến từ P&G. Cùng với ý tưởng đó, trong thời kỳ hiện tại General Electric cũng đang tận dụng phương pháp này để tạo ra podcast thú vị.
Lịch sử có thể lặp lại, ta có thể tận dụng những ý tưởng cũ để làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Tất nhiên, đừng quên vận dụng và cải biến cho những nền tảng truyền thông thời nay.
3. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của bạn
Hiểu đối tượng mục tiêu của bạn, biết họ sử dụng kênh nào và loại nội dung nào cộng hưởng với họ.
Cả Jell-O và P&G đều nhắm đến những phụ nữ một cách hiệu quả (cụ thể là các bà nội trợ), bằng cách sáng tạo ra những nội dung hữu ích như: kiến thức nấu ăn, làm đẹp…
Họ biết sử dụng phương pháp tốt nhất để truyền đạt nội dung đó, như quảng cáo trên tạp chí liên quan, phát sóng trên radio vào ban ngày – là khung giờ mà các bà nội trợ ở nhà.
4.Thích nghi hoặc là chết.
Chiến lược Content Marketing của bạn phải thích ứng với nhu cầu của từng kênh mới, luôn đi đầu trong trong các tiến bộ công nghệ, và theo kịp các thay đổi trong thực tiễn tiếp thị nội dung. Nếu bạn không liên tục đánh giá hiệu quả của chiến lược Content Marketing, thì việc bạn bị đào thải khỏi cuộc chơi là điều tất yếu.
5. Nắm bắt cơ hội.
Từ The Furrow đến Jell-O, GI-Joe… rất nhiều ví dụ sáng chói từ lịch sử Content Marketing, đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Nhưng làm thế nào để Hasbro biết rằng mẩu quảng cáo cho cuốn truyện tranh trên các kênh truyền hình sẽ mang lại hiệu quả ? Và John Cleese có nghĩ rằng video Youtube của mình sẽ được lan tỏa hay không ?
Bí mật nằm ở việc tiếp cận và phân tích dữ liệu. Biết sử dụng dữ liệu, bạn sẽ khiến cho chiến lược Content Marketing trở nên hiệu quả. Nhưng nếu bạn không sẵn sàng nắm bắt cơ hội và thử các phương pháp mới, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội làm nên lịch sử !
Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Content Marketing trong một doanh nghiệp. Content Marketing có thể đem lại những hiệu quả nhất định mà những phương pháp quảng cáo thông thường không thể làm được. Content Marketing giúp doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng, điều khó có thể làm được trong những năm 1890.
Thế nhưng Content Marketing không phải là tất cả, có những điều Content Marketing không thể tự mình giải quyết. Một thực trạng cho thấy, còn có khá nhiều doanh nghiệp đang ảo tưởng về Content Marketing, tập trung chính vào 3 điều sau:
1. Có Content Marketing không đồng nghĩa là tăng doanh thu
Hiện nay nhiều chủ doanh nghiệp đang nghĩ rằng “À… mình đang bán được 1000 đơn hàng mỗi tháng mà chưa tập trung làm nội dung, vậy nếu mình mà làm thêm nhiều nội dung thì sẽ có nhiều đơn hàng hơn nữa”. Thực tế thì mọi chuyện có diễn ra như vậy không ? Mọi chuyện không hoàn toàn diễn ra như vậy.
Với suy nghĩ như trên, nhiều doanh nghiệp đã đi vào xây dựng phòng nội dung, hay thuê ngoài dịch vụ sản xuất nội dung. Nhưng thực tế doanh thu thì vẫn không tăng, ngược lại họ còn đang gồng gánh những khoản lỗ đến từ việc đầu tư cho nội dung.
Vậy họ đã nhầm lẫn ở đâu ? Những doanh nghiệp đang đầu tư cho Content Marketing nhưng chưa cải thiện doanh thu, phần lớn đến từ 3 nguyên nhân:
- Content Marketing là hoạt động cần được đầu tư dài hạn, trong khi bạn lại muốn doanh thu tăng đột biến ngay từ những bước đầu => Bạn đang ảo tưởng đó, điều này là không thể !
- Content Marketing cần xuất phát từ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp chưa hình thành được những cốt lõi bền vững, dẫn đến nội dung không nhất quán, khiến cho khách hàng thiếu niềm tin khi mua hàng.
- Không hiểu insight khách hàng: nếu bạn có tiếp tục sản xuất nội dung, thì bạn cũng chỉ mang đến cho khách hàng những món ăn không hợp khẩu vị. Vai trò của Content Marketing là thiết lập mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhưng với những nội dung kém chất lượng bạn đang đuổi khách đi mỗi ngày.
2. Có Content Marketing không đồng nghĩa là cắt giảm chi phí quảng cáo.
Tồn tại một tư duy sai lệch ở số ít các nhà quảng cáo và doanh nghiệp, họ cho rằng “Nội dung hay thì mức độ lan tỏa sẽ nhiều hơn, đồng nghĩa sẽ được nhiều người tiếp cận hơn. Khi có nhiều người tiếp cận, lúc này ta nên giảm chi phí quảng cáo”. Họ cho việc giảm chi phí quảng cáo nhờ nội dung chất lượng là một thành công.
Thế nhưng việc cắt giảm chi phí quảng cáo chỉ là cái lợi trước mắt. Như ở phần đầu, chúng ta đã đề cập: Content Marketing là hoạt động cần có sự đầu tư lâu dài. Hiệu quả của Content Marketing mang lại là sự cộng hưởng quả nhiều yếu tố. Quảng cáo hay quảng bá là một trong những yếu tố then chốt để phân phối nội dung đến đối tượng mục tiêu.
Ngày hôm nay bạn có thể cắt giảm ngân sách vì sở hữu những nội dung lan truyền, vậy tại sao bạn không dữ nguyên ngân sách, thậm chí là tăng ngân sách quảng cáo để nội dung của bạn có thể đi xa hơn nữa. Nhưng nguy hiểm hơn là những ngày sau, liệu bạn có liên tục sản xuất ra những nội dung chất lượng hay không ?
3. Mới lạ không đồng nghĩa là sẽ đem lại hiệu quả
Những cụm từ “Bắt trends; Short video; infographic….” trở nên quen thuộc với những người làm nội dung luôn hướng đến những sự mới lạ. Thế nhưng hiệu quả (tức mức độ chuyển đổi) của những hình thức thể hiện đó có cao không ?
Đôi khi chúng ta chỉ chăm chăm chạy theo những hình thức bên ngoài là những cách thể hiện nội dung theo những cách mới thu hút hơn. Thế nhưng chúng ta lại bỏ qua những thứ gọi là chiều sâu của nội dung: là sự thấu hiểu, là việc nêu vấn đề, đưa ra giải pháp thế nào, làm thế nào để kêu gọi khán giả hành động sau khi đọc, xem nội dung ?
Và nếu bạn muốn có những nội dung chất lượng, hãy luôn nhớ rằng: “Nội dung chất lượng là một nội dung thu hút và đem lại hiệu quả (hiệu quả chuyển đổi, KPI) . Yếu tố thu hút phần lớn thông qua hình thức thể hiện. Yếu tố hiệu quả phần lớn đến từ chiều sâu của nội dung”
Bài viết liên quan
Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào ?
Tóm tắt bài viết Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào Minh Khang [...]
Th2
3 chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google. Cách tăng hiệu quả quảng cáo Google AdWords.
Tóm tắt bài viết Có nhiều chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google mà [...]
Th10
Google Responsive Search Ads là gì? Cách tạo Google Responsive Search Ads. Cách tối ưu hiệu quả Google Responsive Search Ads.
Tóm tắt bài viết Google Responsive Search Ads là gì? Google Responsive Search Ads (RSA) [...]
Th10
Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng.
Tóm tắt bài viết Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng Minh [...]
Th10
Link bio là gì? Việc tạo link bio trên Canva mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như thế nào?
Tóm tắt bài viết Link bio là gì? Link bio là một liên kết rút [...]
Th10
Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quảng cáo trực tuyến.
Tóm tắt bài viết Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng [...]
Th10