Tóm tắt bài viết

    Bạn có biết rằng, 67% tổ chức đã thực hiện tự động hóa quy trình trong ít nhất một hoặc nhiều chức năng kinh doanh? Với việc áp dụng ngày càng tăng này, bạn cần phải đáp ứng xu hướng của BPA trong tương lai. Sau đây là 5 xu hướng tự động hóa quy trình nổi bật nhất trong nam 2022!

    1. Tự động hóa kích hoạt bằng giọng nói

    Gần đây, đã có sự gia tăng trong không gian tự động hóa được kích hoạt bằng giọng nói. Mặc dù công nghệ kích hoạt bằng giọng nói từ lâu đã trở nên phổ biến trên thị trường tiêu dùng với Amazon Alexa, Siri và Google Home, nhưng giờ đây, chúng đang tạo ra điều kỳ diệu trong việc cải thiện năng suất tại nơi làm việc. Cụ thể, việc thực hiện các tác vụ bằng lệnh thoại sẽ giúp làm đơn giản hóa các quy trình kinh doanh.

    Ví dụ: Với lệnh thoại, bạn có thể:

    • Bật và tắt đèn ở những khu vực (như phòng chứa đồ)
    • Tương tác trò chuyện với khách hàng.
    • Lên lịch các cuộc họp, đào tạo, đánh giá, phỏng vấn và các sự kiện quan trọng khác.
    • Cập nhật kế hoạch.
    • Ghi chú, tóm tắt cuộc họp và video trong phòng họp.
    • Mở khóa cửa và các điểm truy cập khác.
    • Tự động hóa nhiều tác vụ thủ công khác.

    Hơn nữa, công nghệ giọng nói cũng mang lại lợi ích đặc biệt đối với những khách hàng và nhân viên bị khiếm thị.

    Chìa khóa để triển khai tự động hóa kích hoạt bằng giọng nói tại nơi làm việc chính là nâng cao hiệu quả và không làm phức tạp các quy trình hiện có. Do vậy, tự động hóa hoạt động kinh doanh bằng công nghệ giọng nói chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho bạn với việc giảm chi phí hoạt động và cải thiện hiệu quả.

    2. Không tích hợp mã

    Nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn phương án tích hợp không sử dụng mã (no-code) vì trải nghiệm ít rào cản mà nó mang lại.

    Cách tiếp cận này sẽ trao quyền cho bạn với tư cách là một doanh nghiệp trong việc xây dựng, thao tác và sử dụng các ứng dụng theo hướng dữ liệu để thực hiện công việc. Phương pháp này được gọi là “no-code” bởi vì với nó, bạn có thể thiết kế giải pháp của mình mà không cần bất kỳ ngôn ngữ lập trình hay mã hóa nào. Như vậy, bằng cách chuyển sang nền tảng BPA không cần mã, người dùng cuối không chuyên về kỹ thuật có thể tự do xây dựng các ứng dụng kinh doanh tùy chỉnh và tự động hóa quy trình làm việc mà không cần bất kỳ kiến ​​thức kỹ thuật và đào tạo nào.

    Phương pháp tích hợp không sử dụng mã hiện đang rất phổ biến vì những lý do sau:

    • Giúp làm giảm thời gian thực hiện và chi phí chờ đợi các nhà phát triển xây dựng một ứng dụng kinh doanh.
    • Cho phép các công ty phát triển / triển khai tích hợp một cách nhanh chóng.
    • Giúp cắt giảm thời gian đào tạo lực lượng lao động phi kỹ thuật
    • Mang đến các cơ chế trực quan để người dùng có thể trỏ và nhấp, kéo và thả và tự động hóa các quy trình một cách dễ dàng.
    • Cải thiện sự nhanh nhẹn trong tổ chức.

    3. Khả năng hiển thị từ đầu đến cuối của tổ chức

    Các doanh nghiệp trên toàn thế giới đều nhận ra rằng, tự động hóa không nên chỉ xoay quanh các chức năng chọn lọc, mà cần phải hợp lý hóa tất cả các quy trình.

    Nhận thức được rằng những khoảng trống trong tầm nhìn của một tổ chức có thể gây ra nguy hiểm, các công ty đều mong muốn có được cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động kinh doanh. Nếu không hiểu rõ insight về quản lý, các vấn đề nhỏ hơn trong quá trình làm việc có thể không được chăm chút cẩn thận, dẫn đến thất bại đáng kể sau này.

    Với các giải pháp BPA, tầm nhìn từ đầu đến cuối của tổ chức trở thành hiện thực và các phòng ban có thể làm việc cùng nhau mà không gặp khó khăn gì. Do đó, ngày càng có nhiều tổ chức đang tìm kiếm các giải pháp có thể cung cấp một cách tập trung cái nhìn tổng thể về tất cả các chức năng kinh doanh theo thời gian thực. Kết quả là, giải pháp BPA đang dần trở nên phổ biến hơn.

    4. Tích hợp RPA với BPA

    Trệ thực tế, robot có thể làm mọi thứ mà một nhân viên bình thường có thể làm, và do đó, chúng “giải phóng” nhân viên khỏi những công việc tốn thời gian và tẻ nhạt.

    RPA (Robotic Process Automation) không phải là một công nghệ mới nhưng đã tạo dựng được dấu ấn gần đây khi đại dịch COVID-19 bùng nổ. Các công ty trong các lĩnh vực đã bắt đầu sử dụng các giải pháp RPA trong thời gian ngừng hoạt động để quản lý tình trạng thiếu nhân sự và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp.

    Mặt khác, các hoạt động tại nơi làm việc từ xa cũng đã ảnh hưởng đến số lượng công nhân có sẵn tại cơ sở. Các bot RPA cho phép doanh nghiệp giảm bớt các tác vụ được thực hiện theo cách thủ công và lặp đi lặp lại. Bằng cách này, họ đạt được ROI nhanh hơn.

    Bots vượt trội hơn cả những nhiệm vụ chúng đã được lập trình để thực hiện. Do đó, có thể nói rằng, chúng mang lại hiệu quả và mức năng suất “trước giờ chưa từng thấy”.

    Vì văn hóa làm việc từ xa đang trở thành chuẩn mực cho các ngành công nghiệp, nên các công ty đang tận dụng tối đa nó bằng cách tích hợp BPA với các chương trình RPA và nhân rộng các tương tác giữa con người với nhau.

    5. Hyperautomation

    Hyperautomation là một xu hướng tương đối mới hơn trong danh sách các xu hướng tự động hóa. Hyperautomation có khả năng hợp lý hóa nhiều quy trình kinh doanh nhất có thể.

    Hyperautomation sử dụng nhiều công nghệ và công cụ khác nhau một cách có kể hoạch nhằm quản lý quy trình kinh doanh. Một số công nghệ có thể kể đến như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học (ML), Tự động hóa quy trình robot (RPA), Quản lý quy trình kinh doanh (BPM) và nhiều công cụ khác…

    Tuy nhiên, siêu tự động hóa không chỉ dựa vào một công nghệ duy nhất như bot. Thay vào đó, nó nhường chỗ cho một “lực lượng lao động kết hợp” được xây dựng dựa trên sự tương tác giữa con người và máy móc. Mục đích của việc sử dụng kết hợp các công nghệ tự động hóa là nhằm khắc phục một số hạn chế của các phương pháp tiếp cận hoàn toàn dựa vào tự động hóa đơn lẻ. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng thiết bị robot, AI / ML và phân tích dữ liệu có thể phân tích dữ liệu được thu thập để tìm kiếm quy trình làm việc hiệu quả hơn.

    Bài học rút ra: Công nghệ và xu hướng có thể thay đổi nhanh chóng, và khi nói đến tự động hóa, bạn không thể để lãng phí thời gian và tụt hậu so với những đối thủ khác. Mỗi doanh nghiệp không nên tự mình “chịu đựng” sự kém hiệu quả của các quy trình thủ công. Vì vậy, hãy cập nhật kế hoạch về các kỹ thuật tự động hóa quy trình kinh doanh mới nhất và luôn dẫn đầu so với đối thủ.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail