SEO Audit là gì?
Kiểm toán SEO là một quá trình đánh giá hiệu suất hoạt động thực tại của một website trên công cụ tìm kiếm trong, một số lĩnh vực cần kiểm tra như Khả năng thu thập(Crawling) và đánh chỉ mục(Indexing), SEO kỉ thuật SEO On-site, SEO Off-site, tín hiệu mạng xã hội, các hình phạt, vv.
Có nhiều công cụ khác nhau mà bạn có thể sử dụng để kiểm toán SEO cho website, cách tiếp cận tốt nhất là thực hiện kiểm toán bằng cách làm theo hướng dẫn hoặc thuê Kiểm toán viên SEO để thực hiện công việc cho bạn.
SEO Audit mở ra những cách để bạn cải thiện chiến dịch SEO của mình tốt hơn.
Mục tiêu là xác định các điểm yếu trong chiến dịch đang làm tổn hại đến hiệu suất của bạn.
Quá trình này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các mục mà bạn cần cải thiện. Nếu bạn thực hiện tối ưu theo danh sách này, bạn sẽ thấy sự cải thiện về hiệu suất SEO của mình.
Một số công cụ SEO audit phổ biến
Để quá trình audit website diễn ra hiệu quả, bạn chỉ cần 4 công cụ cốt lõi sau:
– SEMrush Site Audit Tool
– Google Analytics
– Google Search Console
– Google PageSpeed Insights
Bắt đầu SEO audit như thế nào?
Trước khi khởi động quá trình audit, bạn nên thực hiện quét tổng thể website bằng công cụ SEMrush Site Audit theo các bước sau:
– Truy cập công cụ SEMrush Site Audit
– Chọn “New Site Audit” (trên cùng bên phải màn hình)
– Tạo project mới, thêm tên domain và tên project
(Nguồn ảnh: Internet)
– Bạn không cần chỉnh sửa phần setting nào, trừ Giới hạn số trang được kiểm tra (Limit of checked pages). Trong một vài trường hợp, bạn cần xóa bỏ URL parameter, allow hoặc disallow một vài URL nhất định…
(Nguồn ảnh: Internet)
– Nhất Start Site Audit và chờ quá trình quét diễn ra. Cần đảm bảo website đã được verified trong Google Search Console.
– Kết thúc quá trình quét, bạn sẽ thấy hiển thị bảng sau:
(Nguồn ảnh: Internet)
Cách SEO audit cho website
Để quá trình kiểm toán SEO cho website đạt kết quả tốt nhất, bạn cần quan tâm những yếu tố cốt lõi sau đây.
Thứ hạng website của bạn
Để kiểm tra thứ hạng của website, bạn vào công cụ Position Tracking trong SEMrush và tạo project mới.
(Nguồn ảnh: Internet)
– Tạo chiến dịch bằng cách chọn địa điểm, thiết bị, bộ máy tìm kiếm, ngôn ngữ, tên doanh nghiệp đầy đủ.
(Nguồn ảnh: Internet)
– Thêm keyword muốn theo dõi, có thể dùng cách thủ công (Manually), trích từ chiến dịch (Campaign) hoặc dùng công cụ SEMrush, Google Analytics.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tiếp theo, bạn sẽ nhận được kết quả thứ hạng của những keyword bên trên.
Nguồn ảnh: Internet)
Nhận diện đối thủ
Sử dụng công cụ Domain Overview của SEMrush để hiển thị Competitive Positioning Map cho thấy đối thủ của bạn là ai.
(Nguồn ảnh: Internet)
Trùng lặp domain
Website của bạn có thể truy cập theo các dạng domain sau:
http://www.domain.com
http://domain.com
https://www.domain.com
https://domain.com
Đối với người dùng, họ sẽ không để ý đến sự khác biệt này. Tuy nhiên, với bộ máy tìm kiếm thì đây là 4 dạng domain khác nhau của website. Website chỉ nên có 1 dạng domain được index.
Nếu xuất hiện nhiều hơn, hãy tìm cách xử lý.
Bạn chỉ cần vào Google, gõ tìm theo cú pháp site:domain.com.
(Nguồn ảnh: Internet)
Khi đó sẽ hiện ra các URL đã được index cho domain bạn tìm. Nếu thấy xuất hiện các dạng domain khác nhau, chứng tỏ đang có vấn đề cần xử lý.
Cách làm khác là gõ từng dạng URL vào trình duyệt. Kết quả nhận được chỉ nên là một dạng domain duy nhất. Nếu xuất hiện nhiều hơn, hãy redirect 301 tất cả các dạng về một dạng duy nhất.
Kiểm tra URL đã được index của website
Khi tìm kiếm theo cú pháp “site:search” trên Google, bạn sẽ thấy tổng số URL đã được index.
(Nguồn ảnh: Internet)
Thông thường, một trang thương mại điện tử với 5.000 sản phẩm sẽ có hàng trăm nghìn URL được index, phần lớn là do faceted navigation sẽ dễ index hơn. Nếu con số URL được index thấp hơn bạn kỳ vọng, có thể website của bạn chưa được quét hoặc index đúng ý bạn muốn.
Manual actions
Manual actions(Tác vụ thủ công) là án phạt đối với một trang trên website hoặc toàn bộ website được đưa ra bởi đội ngũ chống spam của Google. Trang vi phạm Google’s Webmaster Quality Guidelines có thể chịu hình phạt Manual actions (còn gọi là manual penalty).
Điều này đồng nghĩa website bị tụt hạng và sẽ không thể “trèo” lên thứ hạng cũ trước đó cho tới khi tác vụ này bị thu hồi. Viễn cảnh tệ nhất là cả website của bạn đều bị deindex và thậm chí không thể xếp hạng cho tên thương hiệu.
Để kiểm tra Manual actions, bạn vào Seach Console. Ở tab “Security & Manual Actions” phía dưới bên trái menu, bạn nhấp chuột vào link Manual actions để được dẫn tới một trang khác. Nếu thấy dấu tick màu xanh lá nghĩa là website không gặp vấn đề gì.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tốc độ tải trang
Google từng cung cấp số liệu cho thấy tốc độ tải trang có ảnh hưởng đến xác suất thoát trang của người dùng.
– 1 – 3 giây: Khả năng thoát trang tăng 32%
– 1 – 5 giây: Khả năng thoát trang tăng 90%
– 1 – 6 giây: Khả năng thoát trang tăng 106%
– 1 – 10 giây: Khả năng thoát trang tăng 123%
(Nguồn ảnh: Internet)
Khi truy cập báo cáo SEMrush Site Audit, bên trong tab Issues, bạn sẽ thấy các trang có tốc độ tải chậm được highlight, bao gồm thống kê thời gian tải trang.
(Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn còn xem được báo cáo về Performance của trang như hình sau.
(Nguồn ảnh: Internet)
Sau đó, bạn vào Google PageSpeed Insights để nhận các giải pháp gợi ý nhằm cải thiện tốc độ.
(Nguồn ảnh: Internet)
Đảm bảo trang có HTTPS
Bạn kiểm tra bằng cách gõ https://www.domain.com vào trình duyệt. Nếu trang có HTTPS thì giữ nguyên. Còn nếu được redirect về HTTP thì cần đăng ký chứng chỉ SSL thông qua công cụ miễn phí là Let’s Encrypt.
Mobile-friendliness
Bạn có thể kiểm tra website đạt chuẩn mobile-friendly chưa trong phần Mobile Usability thuộc tab Enhancements trên Search Console.
(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)
Phân tích, giải quyết vấn đề về index
Truy cập Google Search Console, vào trang Coverage (Coverage là báo cáo cho biết trang nào trên website đã được Google index) trên tab Index. Tại đây, bạn sẽ biết các trang Đã index (Valid), Đã index nhưng có một số cảnh báo (Valid with warnings), Không được index (Excluded), Error (Lỗi trên website)…
(Nguồn ảnh: Internet)
Các lỗi phổ biến khi index
- Trang có thuộc tính noindex và đang được submit trong sitemap.
- Trang bị chặn không cho file robots.txt quét nhưng vẫn nằm trong sitemap.
- Trang 404 được submit trong sitemap.
Excluded URLs
Đây là những trang chưa được Google index, bao gồm:
- Trang có thuộc tính noindex
- Trang redirect
- Trang gặp bất thường khi quét
- Trang được quét nhưng không được index
- Trang bị block bằng file robots.txt
- Lỗi phân trang
- Lỗi 404
Tình trạng này xảy ra bởi nhiều lý do. Ví dụ, khi bạn chuyển sang website mới sẽ có trang redirect. Khi đó, bạn có thể chặn faced navigation bằng cách dùng thẻ noindex.
Trải nghiệm người dùng
Chúng tôi đang triển khai và sẽ công bố các thay đổi về thứ hạng tìm kiếm có liên quan đến chỉ số về trải nghiệm trên trang. Thông qua Core Web Vitals, chúng tôi kết hợp với một số dấu hiệu hiện có về trải nghiệm trên trang để đem lại bức tranh tổng thể về chất lượng của trải nghiệm người dùng khi lướt một webpage”.
Core Web Vitals là gì? Core Web Vitals là sáng kiến được Google giới thiệu vào tháng 5/2020 với mục tiêu cung cấp hướng dẫn về các dấu hiệu kiểm soát chất lượng cần thiết nhằm đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng khi lướt web.
Một số khái niệm về Core Web Vitals:
– Largest Contentful Paint (Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất): Thời gian để trình duyệt hiển thị phần nội dung lớn nhất, tính từ khi người dùng yêu cầu URL.
– First Input Delay (Thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên): Thời gian từ khi người dùng tương tác lần đầu với trang (nhấp vào một đường link, nhấn vào một nút…) đến thời điểm trình duyệt thực sự có thể phản hồi với hành động tương tác đó.
– Cumulative Layout Shift (Điểm số tổng hợp về mức thay đổi bố cục ): Mức độ thay đổi của bố cục trang trong giai đoạn tải. Điểm số được tính từ 0 – 1, trong đó 0 nghĩa là trang không thay đổi bố cục, còn 1 nghĩa là trang có mức độ thay đổi cao nhất.
Để audit các chỉ số này, bạn cần đến bản báo cáo trong Search Console bên trong tab “Enhancements”
(Nguồn ảnh: Internet)
SEO on-page
SEO on-page liên quan đến:
- Tối ưu thẻ title, thẻ heading, meta description
- Thẻ alt
- Tạo content được tối ưu
Hotline: 0988 525 515 (Mr Huyen)
Email: minhkhangnetwork@gmail.com
Fanpage: Minh Khang Network
Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85
Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng
Website: https://minhkhangnetwork.com
Bài viết liên quan
Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào ?
Tóm tắt bài viết Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào Minh Khang [...]
Th2
3 chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google. Cách tăng hiệu quả quảng cáo Google AdWords.
Tóm tắt bài viết Có nhiều chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google mà [...]
Th10
Google Responsive Search Ads là gì? Cách tạo Google Responsive Search Ads. Cách tối ưu hiệu quả Google Responsive Search Ads.
Tóm tắt bài viết Google Responsive Search Ads là gì? Google Responsive Search Ads (RSA) [...]
Th10
Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng.
Tóm tắt bài viết Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng Minh [...]
Th10
Link bio là gì? Việc tạo link bio trên Canva mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như thế nào?
Tóm tắt bài viết Link bio là gì? Link bio là một liên kết rút [...]
Th10
Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quảng cáo trực tuyến.
Tóm tắt bài viết Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng [...]
Th10