Tóm tắt bài viết

    IMC là gì?

    IMC là từ viết tắt của Integrated Marketing Communications có nghĩa là truyền thông marketing tích hợp, khái niệm đề cập đến một cách thức thực thi chiến lược marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng nhiều kênh hay phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.

    Theo Wikipedia thuật ngữ IMC lần đầu được giới thiệu năm 1980 trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số ảnh hưởng ngày càng nhiều đến các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng, khi thương hiệu không thể dựa vào một kênh truyền thống duy nhất để tiếp cận khách hàng mà thay vào đó là đa kênh.

    imc plan

    Một mẫu kế hoạch IMC Plan bao gồm những nội dung chính là gì?

    Trong khi tuỳ thuộc vào từng thương hiệu hay mục tiêu chiến lược khác nhau, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các kế hoạch truyền thông tích hợp theo những nội dung khác nhau, dưới đây là những nội dung chính thường có:

    • Nghiên cứu thị trường.
    • Lập kế hoạch chiến lược.
    • Phân khúc đối tượng mục tiêu.
    • Lựa chọn kênh Marketing hay kênh truyền thông.
    • Các bản tóm tắt hay định hướng sáng tạo và thông điệp chiến dịch (creative briefs).
    • Kế hoạch ngân sách chi tiêu.
    • Phân tích ROI.
    • Các chỉ số đánh giá hiệu suất của chiến dịch để đo lường và tối ưu hoá các nỗ lực marketing nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh chung.

    Khi xây dựng IMC Plan, điều quan trọng bạn cần nắm là cho dù bạn có thể tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác nhau, thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, các kiểu thông điệp khác nhau.

    6 bước lên IMC Plan hiệu quả

    Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch

    Trong bất kỳ bản kế hoạch nào, bước đầu tiên xác định mục tiêu luôn được xem là bước quan trọng nhất. Và trong kế hoạch IMC cũng không ngoại lệ, đây là bước quyết định tính thống nhất và đồng bộ cho toàn chiến dịch. Tại bước này, doanh nghiệp bạn cần xác định 3 mục tiêu chính, bao gồm:

    • Mục tiêu kinh doanh (Business Objective): Hướng tới doanh thu và tăng trưởng
    • Mục tiêu Marjeting (Marketing Objective): Hướng đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng
    • Mục tiêu truyền thông (Communication Objective): Hướng tới sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm lý của người dùng

    Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

    Mọi nỗ lực truyền thông của thương hiệu bạn sẽ trở nên vô ích nếu như bạn xác định sai về đối tượng truyền thông. Vậy làm thế nào để xác định được đúng đối tượng mục tiêu (target audience)? Hãy dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như vị trí địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, hành vi… Sau đó lựa chọn và định vị nhóm khách hàng bạn thấy khả quan nhất, nhóm khách hàng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

    Xác định đối tượng mục tiêu trong kế hoạch của IMC Plan

    Insight – Sự thật ngầm hiểu về khách hàng là một bài toán khó đối với các nhà tiếp thị

    Bước 3: Insight

    Truy tìm Insight của khách hàng được cho là bước khó khăn nhất trong IMC Plan. Nắm được insight khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp nắm trong tay cơ hội thành công đến 85%. Tuy nhiên, insight không hẳn là đúng với tất cả mọi người, bạn chỉ cần tìm insight của nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đã chọn ra ở bước 2 mà thôi.

    Bước 4: Big idea

    Big Idea được xem như là trái tim của cả chiến dịch, nó sẽ giúp chiến dịch của bạn được triển khai nhất quán theo cùng một chủ đề. Để lựa chọn được Big Idea thành công, bạn cần lưu ý:

    • Big Idea phải khả thi và phù hợp với ngân sách.
    • Big Idea được triển khai từ Insight của khách hàng.
    • Big Idea cần thể hiện được Brand Role (vai trò của thương hiệu) một cách rõ ràng, cụ thể.

    Kèm theo Big Idea, chính là Key Message thông điệp truyền thông chủ chốt” kéo dài xuyên suốt chiến dịch, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những điều thương hiệu muốn truyền tải. Key Message cần đảm bảo đủ các yếu tố như: đầy đủ, chính xác, thu hút, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp.

    Ví dụ như Key Message của thương hiệu Vinamilk là “Mắt sáng dáng cao”, của thương hiệu Bitis là “Đi để trở về”.

    Bước 5: Kế hoạch triển khai

    Xác định ngân sách truyền thông để đưa ra những công cụ phù hợp với ngân sách và mục tiêu của chiến dịch. Thương hiệu cũng cần xác định thêm một khoản ngân sách dự trù để dùng cho những trường hợp khẩn cấp.

    Chia toàn chiến dịch thành nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn sẽ định ra một loạt những hoạt động truyền thông và thông điệp chủ đạo phù hợp. Nếu như khách hàng của bạn thuộc thế hệ Gen Z, thương hiệu có thể tối ưu lựa chọn vào kênh truyền thông TikTok hay Instagram. Còn nếu khách hàng của bạn thuộc thế hệ Gen X và Gen Y, thương hiệu có thể cân nhắc lựa chọn nền tảng social Facebook và Google.

    Bước 6: Đánh giá hiệu quả

    Đánh giá hiệu quả của chiến dịch là bước cuối cùng trong kế hoạch IMC. Đây là bước xác định tính thành công của toàn chiến dịch của bạn. Ở bước này, thương hiệu cần xác định các chỉ số về KPI đạt được, rồi so sánh với mục tiêu ban đầu đề ra. Tuỳ thuộc vào mục tiêu ban đầu, mà thương hiệu cần quan tâm đến những chỉ số KPI khác nhau.

    Trong khi tuỳ vào từng nhu cầu hay mục tiêu chiến lược của từng doanh nghiệp khác nhau, bạn có thể cần xây dựng các IMC Plan theo những bước hay mẫu khác nhau,

    Hotline0988 525 515 (Mr Huyen)

    Emailminhkhangnetwork@gmail.com

    FanpageMinh Khang Network

    Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85

    Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

    Websitehttps://minhkhangnetwork.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail