Tóm tắt bài viết

    Cloudflare được biết đến là dịch DNS trung gian có tác dụng trong điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và máy của client thông qua lớp bảo vệ Cloudflare. Khái niệm  Cloudflare được sử dụng như thế nào? Có nên sử dụng cloudflare hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu các thông tin này thông qua bài viết này nhé!

    Cloudflare là gì?

    CloudFlare chính là dịch vụ DNS trung gian, nơi mà điều phối lượng truy cập giữa máy chủ với máy của khách hàng qua lớp bảo vệ CloudFlare. Tức là thay vì phải truy cập trực tiếp vào website thông qua phân giải tên miền DNS thì có thể sử dụng máy chủ phân giải tên của CloudFlare. Ngoài các chức năng trên, CloudFlare còn có cung cấp nhiều dịch vụ như CNS, SPDY, tường lửa chống Ddos, Chứng chỉ số SSL,…

    Cloudflare là gì?

    Những tính năng đa dạng của CloudFlare được xem là rất đặc biệt. Khó có thể tìm thấy nó ở những nhà cung cấp DNS phổ biến, được sử dụng rộng rãi khác. Do đó, CloudFlare đang là lựa chọn hàng đầu của những đơn vị quản trị dữ liệu Website.

    Những chức năng của CloudFlare là gì Tại sao bạn nên sử dụng Cloudflare

     Nếu bạn đang lựa chọn một dịch vụ DNS trung gian cho mình, có thể thấy rằng CloudFlare chính là lựa chọn hoàn hảo. Nó sẽ giúp bạn chăm sóc Website theo cách hoàn hảo và mang tới những lợi ích không nhỏ cho công việc của mình.

    Phương thức hoạt động của CloudFlare

    Hoạt động của CloudFlare rất phức tạp, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản qua lời giải thích của Tenten dưới đây.

    Bộ nhớ đệm (caching) 

    Các CDN như CloudFlare sử dụng quy trình gọi là bộ nhớ đệm (cache). Bộ nhớ cache là một kho dữ liệu giúp truy xuất thông tin nhanh hơn.

    Ví dụ: Nếu người A hỏi bạn “Bây giờ là mấy giờ?”. Bạn cần một chút thời gian để rút điện thoại ra và kiểm tra giờ ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu lại có người B hỏi sau vài giây “Mấy giờ?” , bạn có thể nói ngay thời gian bạn nhớ trước đó.

    CloudFlare là gì? Vì sao nên/không nên dùng Cloud Flare?

    Điều tương tự cũng xảy ra với CloudFlare, công ty sẽ kiểm tra trang web của bạn để bộ nhớ cache được cập nhật thường xuyên. CloudFlare CDN sau đó sẽ phân phối bộ nhớ cache cho bất kỳ người dùng nào truy cập trang web của bạn.

    Nhờ có CloudFlare, người dùng trên toàn thế giới sẽ tải xuống trang web của bạn từ một vị trí thực tế gần vị trí của họ hơn, mang lại cho họ thời gian tải nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là một số yêu cầu được CDN xử lý hoàn toàn, máy chủ của bạn sẽ bị tải xuống thấp hơn và nhiều người dùng sẽ có thể xem trang web của bạn cùng một lúc.

    Lọc lưu lượng (Filtering)

    Một tính năng khác mà CDN cung cấp là bộ lọc luồng truy cập. Nó hoạt động như một lớp khác cùng với tường lửa và các biện pháp bảo mật để bảo vệ hệ thống khỏi các mối nguy hiểm bên ngoài.

    CÓ NÊN SỬ DỤNG CLOUDFLARE CHO WEBSITE HAY KHÔNG?

    Bạn có thể sử dụng Cloudflare như một dịch vụ DNS thông thường bằng cách tắt đám mây màu vàng cho tên miền của bạn trong mục DNS. Bài viết này đề cập đến dịch vụ CDN của Cloudflare.

    Tốc độ

    Cloudflare là một máy chủ trung gian, từ hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy tất cả lưu lượng truy cập sẽ được xử lý thông qua máy chủ Cloudflare. Nếu lưu lượng là hợp lệ, Cloudflare sẽ gửi yêu cầu đến và chờ nhận dữ liệu từ máy chủ gốc. Sau đó nó sẽ xử lý một số công việc mà bạn đã thiết lập trên tài khoản và trả dữ liệu về cho người truy cập. Giả sử, máy chủ gốc của bạn đặt tại Việt Nam, nhưng khi bạn sử dụng dịch vụ proxy của Cloudflare thì trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ Cloudflare ở Hồng Kông, máy chủ này sẽ gửi yêu cầu về máy chủ gốc tại Việt Nam và sau đó máy chủ ở Hồng Kông sẽ trả dữ liệu về cho trình duyệt.

    Nếu bạn không dùng Cloudflare và các máy chủ trung gian, các lưu lượng truy cập sẽ gửi yêu cầu và nhận dữ liệu trực tiếp từ máy chủ của bạn.

    Bạn nghĩ thế nào? Cloudflare có giúp làm tăng tốc độ website của bạn trong bất kỳ trường hợp? Tùy từng trường hợp:

    • Nếu máy chủ của bạn nằm gần hơn hoặc bằng, hoặc không quá xa người truy cập, so với máy chủ Cloudflare thì việc sử dụng Cloudflare sẽ khiến người dùng truy cập website chậm hơn.
    • Nếu máy chủ của bạn nằm quá xa vị trí của người truy cập và tốc độ mạng của người truy cập không nhanh, bạn có thể sử dụng Cloudflare để tăng tốc độ tải trang. Tại sao? Vì người truy cập chỉ cần truy cập đến máy chủ Cloudflare và với tốc độ đường truyền của Cloudflare, nó có thể kết nối đến máy chủ của bạn nhanh hơn. Mình không chắc chắn lắm về trường hợp này lắm.

    Cá nhân mình sử dụng máy chủ web ở Singapore, sau khi tắt Cloudflare thì tốc độ tải trang đã nhanh hơn rõ rệt. Bạn nên cân nhắc không sử dụng Cloudflare nếu bạn đang sử dụng host VN để phục cho người truy cập ở VN…

    Mình cũng đã từng gặp lỗi Error 502 Bad Gateway hay Error 502 Bad Gateway gì đó mình không nhớ, mình có hai site đều sử dụng Cloudflare, cả hai site đều đặt trên cùng một máy chủ nhưng chỉ có một site bị trong khoảng 15 phút. Theo lý thuyết thì nguyên nhân là do máy chủ, nhưng mình nghi ngờ nguyên nhân thật sự là do Cloudflare.

    Auto Minify

    Auto Minify (Tự động rút gọn) loại bỏ các ký tự không cần thiết khỏi mã nguồn của bạn (như khoảng trắng, chú thích, v.v.) mà không thay đổi chức năng của nó. Việc giảm thiểu có thể nén kích thước tệp nguồn làm giảm lượng dữ liệu cần được chuyển cho khách truy cập và do đó cải thiện thời gian tải trang.

    • CSS nội tuyến hoặc JS được nhúng bên trong mã HTML của bạn sẽ không được rút gọn.
    • Tự động rút gọn sẽ không xóa các dòng mới khỏi HTML của bạn nhưng sẽ xóa khoảng trống không cần thiết.

    Cloudflare sẽ nhận mã HTML được trả về từ máy chủ gốc của bạn và sẽ luôn thực hiện công việc này nếu tùy chọn này được bật. Thời gian xử lý khá nhanh, tuy nhiên việc này sẽ không cần thiết nếu mã gốc của bạn đã được giảm bớt. Hơn nữa, có những thư viện giúp bạn có thể làm điều này tốt hơn, mình đang dùng W3 Total Cache để giảm bớt HTML, CSS và JavaScript. Nếu bạn đã giảm bớt mã thì không có lý do gì để sử dụng tính năng này.

    Rocket Loader

    Rocket Loader ưu tiên nội dung trang web của bạn (văn bản, hình ảnh, phông chữ, v.v.) bằng cách trì hoãn việc tải tất cả JavaScript của bạn cho đến khi kết xuất.

    Việc trì hoãn các tập lệnh JavaScript có thể gây ra các lỗi mà phổ biến nhất là các hàm và biến chưa được định nghĩa. Ví dụ, trong mã HTML bạn nhúng một đoạn mã JavaScript có sử dụng lệnh jQuery, việc trì hoãn tập lệnh jQuery sẽ khiến kịch bản JavaScript bị lỗi, xem thêm về xóa JavaScript chặn hiển thị.

    Bạn có thể trì hoãn hoặc tải không đồng bộ các tập lệnh JavaScript bằng cách thêm async và defer vào thẻ script trên mã gốc của bạn. Nếu bạn đã thực hiện việc này trên mã gốc của bạn thì không có lý do gì để sử dụng tính năng này.

    Bảo mật

    Bảo mật là một yếu tố quan trọng để giữ website của bạn an toàn trước những kẻ tấn công. Cloudflare có thể phát hiện và chặn những kẻ tấn công vào website của bạn.

    1. Ẩn địa chỉ IP máy chủ gốc

    Điều đầu tiên phải kể đến là sẽ không có ai có thể tìm thấy địa chỉ IP của máy chủ gốc bằng cách PING tên miền của bạn. Từ đó giảm thiểu được các cuộc tấn công trực tiếp vào máy chủ của bạn thông qua IP. Mặc dù vậy, những các kể tấn công có thể kiểm tra các bản ghi khác như MX để tìm ra IP của máy chủ Mail, nếu bạn muốn thật sự muốn che giấu địa chỉ IP thì bạn không sử dụng máy chủ mail trên cùng một máy chủ web.

    2. I’m Under Attack!

    Bạn có thể tìm thấy nhiều hơn các tùy chọn trong mục Firewall (tường lửa), có một tùy chọn khá quan trọng đó là Security Level (Cấp độ bảo mật). Nếu trang web của bạn đang gặp phải một cuộc tấn công DDOS, bạn có thể chọn I’m Under Attack!, rất hữu ích.

    3. Email Address Obfuscation

    Trình thu thập email và các robot khác đi lang thang trên Internet tìm kiếm địa chỉ email để thêm vào danh sách nhắm mục tiêu người nhận spam. Xu hướng này dẫn đến số lượng email không mong muốn ngày càng tăng.

    Quản trị viên web đã đưa ra các cách thông minh để bảo vệ chống lại điều này bằng cách viết ra các địa chỉ email (ví dụ: info [at] sitecuatui [dot] com) hoặc bằng cách sử dụng hình ảnh được nhúng của địa chỉ email. Tuy nhiên, bạn mất sự tiện lợi khi nhấp vào địa chỉ email để tự động gửi email.

    Bằng cách cho phép Cloudflare Email Address Obfuscation, địa chỉ email trên trang web của bạn sẽ được obfuscated (ẩn) từ các chương trình, trong khi giữ chúng hiển thị cho con người. Trên thực tế, không có thay đổi hiển thị nào cho trang web của bạn cho khách truy cập.

    Bạn có thể bật hoặc tắt tùy chọn Cloudflare Email Address Obfuscation trong mục Scrape Shield.

     

    4. CDN miễn phí

    Cloudflare cung cấp dịch vụ CDN miễn phí rất hữu ích mà bạn có thể tận dụng để tăng tốc website và tiết kiệm tài nguyên cho máy chủ. Tất cả các tài nguyên tĩnh như tệp tin hình ảnh, JavaScript và CSS sẽ được tải về một lần từ máy chủ của bạn và được lưu lại trên máy chủ Cloudflare. Sau đó, các tệp tin này sẽ được phục vụ từ máy chủ Cloudflare mà không cần phải gửi yêu cầu đến máy chủ gốc của bạn. Thậm chí, bạn có thể cache cả nội dung HTML và tất cả những nội dung khác.

    Đây là một trong những tính năng đáng dùng nhất, mình thấy một vài ưu điểm sau:

    • Tiết kiệm băng thông và tài nguyên cho máy chủ.
    • Giảm yêu cầu đến máy chủ.
    • Tăng tốc độ tải trang (điều này có thể không đúng nếu máy chủ gốc của bạn nằm gần vị trí người truy cập hơn so với máy chủ Cloudflare).

    Nếu tệp tin trên máy chủ gốc của bạn có sự thay đổi, bạn chỉ cần vào mục Caching và nhập đường dẫn trong mục Purge Cache để xóa phiên bản đã cache, Cloudflare sẽ lấy phiên bản mới hiện tại từ máy chủ gốc của bạn.

    Nếu bạn không muốn sử dụng Cloudflare cho các website chính, bạn vẫn có thể sử dụng CDN free của nó thông qua subdomain. Điều này có nghĩa là người truy cập sẽ truy cập vào trang web của bạn trực tiếp qua máy chủ gốc của bạn và các tệp tin hình ảnh, JavaScript và CSS sẽ được phục vụ từ máy chủ CDN của Cloudflare qua subdomain hoặc một tên miền khác. Site của tui đang áp dụng phương pháp này.

    5. SSL miễn phí

    Cloudflare không phải là sự lựa chọn duy nhất nếu bạn muốn có một chứng chỉ SSL miễn phí cho website của bạn. Bạn có thể tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt nhưng Cloudflare sẽ cung cấp cho bạn các tùy chọn đơn giản hơn nhiều.

    Ưu điểm:

    • Miễn phí.
    • Kích hoạt và thiết lập đơn giản chỉ qua vài nhấp chuột.
    • Bạn không cần phải có chứng chỉ SSL
    • Không cần cài đặt SSL, thậm chí không cần mở cổng 443 trên máy chủ gốc.
    • Bạn có thể chuyển hướng HTTP sang HTTPS bằng cách tạo Page Rules.

    Nhược điểm:

    • Dù bạn đang có một chứng chỉ SSL hợp lệ đã được ký bởi một CA nào đó, thậm chí là Extended Validation Certificate (EV) thì người dùng cũng chỉ có thể nhìn thấy chứng chỉ của Cloudflare. Trừ khi bạn tải lên chứng chỉ SSL của bạn trong mục Upload Custom SSL Certificate (chỉ được hỗ trợ trong gói Business 200$/tháng và gói Enterprise).
    • Flexible SSL: Dữ liệu chỉ được mã hóa giữa người dùng và máy chủ Cloudflare nhưng dữ liệu này không được mã hóa giữa máy chủ gốc và Cloudflare.
    • Full (strict): Dữ liệu sẽ được giải mã và mã hóa lại một lần nữa tại máy chủ Cloudflare, sau đó gửi đến máy chủ gốc. Sau khi nhận được dữ liệu được mã hóa từ máy chủ gốc, dữ liệu sẽ được giải mã và mã hóa lại một lần nữa tại máy chủ Cloudflare, sau đó trả về cho trình duyệt.
    • Cloudflare Dedicated Certificates và Universal SSL chỉ hỗ trợ các trình duyệt trên Windows Vista hoặc OS X 10.6 hoặc mới hơn, không hỗ trợ Windows XP và không hỗ trợ trình duyệt IE 6. Trên di động, Mobile Safari for iOS 4.0, Android 3.0 (Honeycomb) và mới hơn, Windows Phone 7.

    Một tính năng rất tiện lợi nhưng cũng có những tiêu cực. Bởi vì Cloudflare là một máy chủ trung gian, nó có thể giải mã tất cả các dữ liệu đã được mã hóa giữa người dùng và máy chủ. Nếu bạn cho rằng dữ liệu giữa người dùng và máy chủ của bạn là tuyệt mật, bạn không nên giao cho một bên thứ ba xử lý chúng. Nhưng dù sao, Cloudflare vẫn nên được tin tưởng nhiều hơn nhiều dịch vụ tạo blog miễn phí hay các dịch vụ lưu trữ dữ liệu khác. Xem thêm về cách kích hoạt SSL free.

    LỜI KHUYÊN KHI SỬ DỤNG CLOUDFLARE:

    6. Apps

    Cloudflare cũng cung cấp kho ứng dụng với rất nhiều ứng dụng hữu ích như Google Analytics, Back To Top Button, Save To Pinterest, Share Buttons… Bạn có thể cài đặt các ứng dụng này chỉ với vài nhấp chuột. Cloudflare sẽ chèn một tập lệnh JavaScript vào mã HTML của bạn để chèn các ứng dụng mà bạn đã cài vào website của bạn. Xem tất cả các ứng dụng trong mục Apps.

    Trên đây chỉ là một số ý kiến cá nhân về cách hoạt động và các tính năng của Cloudflare. Ngoài ra, còn rất rất nhiều tùy chọn và tính năng mà bạn có thể tìm hiểu thêm. Mình chưa từng sử dụng các gói trả tiền của Cloudflare nên không thể có ý kiến về các gói này. Bây giờ theo bạn thì chúng ta có nên sử dụng Cloudflare không? Cá nhân mình đã tắt Cloudflare cho domain chính và chỉ sử dụng CDN free và SSL free của nó để phục vụ cho các tệp tin tĩnh như hình ảnh, JS và CSS. Nó giúp tăng tốc độ và tiết kiệm băng thông cho website của mình khá nhiều.

    LỜI KHUYÊN KHI SỬ DỤNG CLOUDFLARE:

    Vậy bạn chỉ nên sử dụng CloudFlare khi:

    Website được đặt tại máy chủ ở nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở Việt Nam. Hoặc cũng có thể là lượng traffic toàn thế giới.

    Muốn che giấu địa chỉ IP máy chủ website của bạn đang sử dụng.

    LIÊN HỆ

    Hotline0988 525 515 (Mr Huyen)

    Emailminhkhangnetwork@gmail.com

    FanpageMinh Khang Network

    Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85

    Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

    Websitehttps://minhkhangnetwork.com

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail