SWOT là gì? Cùng phân tích Ý nghĩa của mô hình SWOT trong Marketing

SWOT là mô hình phân tích nổi tiếng được sử dụng trong các chiến lược phân tích kinh doanh, marketing cho các công ty. Và là 1 trong 5 bước tạo nên chiến lược kinh doanh sản xuất của một công ty, xí nghiệp.

Mô hình SWOT là một loạt từ viết tắt của bốn 4 yếu tố cơ bản thông qua 4 chữ cái đầu của mô hình:

  • – Strengths (Điểm mạnh, ưu thế)
  • – Weaknesses  (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết)
  • – Opportunities (Cơ hội, thời cơ)
  • – Threat (Thách thức, mối đe dọa)
Viết tắt của mô hình SWOT
                                                                                                 Viết tắt của mô hình SWOT

Ưu, nhược điểm của phân tích SWOT

Ưu Điểm

Miễn phí: Một trong những lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT là nó không có chi phí liên quan. Đó là quá trình phân tích bất cứ ai làm kinh doanh cũng có thể hoàn thành một cách hợp lý, và do đó, không đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia hoặc tư vấn. Đây là một phương pháp hiệu quả để phân tích các dự án và đề xuất trong một công ty ở bất kỳ chức năng hoặc ngành nào.

Kết quả quan trọng: Tiền đề đằng sau phân tích SWOT là xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong khái niệm được phân tích. Kết quả lý tưởng đối với một công ty là tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu để công ty có thể tận dụng các cơ hội được liệt kê ở trên, vượt qua các mối rủi ro đã xác định.

Ý tưởng mới: Một lợi ích khác của phân tích SWOT là có thể giúp tạo ra các ý tưởng mới cho doanh nghiệp. Bằng cách xem xét các vấn đề xuất hiện trong các cột và các phân tích SWOT. Nó không chỉ nâng cao nhận thức về những lợi thế (và bất lợi) tiềm ẩn và những mối đe dọa mà còn có thể giúp chúng ta phản ứng hiệu quả hơn trong tương lai, kế hoạch để chuẩn bị khi những rủi ro.

Khuyết Điểm

Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Thông thường, phân tích SWOT khá là đơn giản, nó thường không được đưa ra phản biện. Nếu công ty chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án dựa trên pPhân tTích SWOT, nó không đủ toàn diện để đánh giá, định hướng các mục tiêu. Ví dụ, một danh sách dài các vấn đề không thể được giải quyết bởi các điểm mạnh, điểm yếu.

Nghiên cứu bổ sung cần thiết: Để phân tích SWOT thành công, nó cần nhiều hơn một danh sách về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các rủi ro. Ví dụ, một công ty nên xem xét điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh để xác định ưu thế của công ty mình so với đối thủ.Một bản phân tích SWOT kỹ lưỡng nên xem xét cơ hội hoặc quy mô của cácrủi ro để xem nó có liên quan đến những điểm mạnh và điểm yếu của công ty hay không.

Hãy lưu ý rằng, kỹ thuậtphân tích SWOT có thể đơn giản và dễ nắm bắt, tuy nhiên cần tập trung nhiều nghiên cứu và phân tích để có được một bức tranh toàn cảnh.

Phân tích chủ quan

Để phân tích ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, các quyết định kinh doanh phải dựa trên dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được. Tuy nhiên, thu thập và phân tích dữ liệu SWOT có thể là một quá trình chủ quan phản ánh sự thiên vị của những cá nhân tiến hành phân tích. Ngoài ra, dữ liệu đầu vào cho phân tích SWOT cũng có thể trở nên lỗi thời khá nhanh.

Phân tích mô hình SWOT và ý nghĩa của mô hình SWOT trong Marketing

Mô hình SWOT có những đặc điểm gì?
Mô hình SWOT có những đặc điểm gì?

Để bắt đầu cho một chiến lược kinh doanh, bạn cần phải phân tích chi tiết 4 yếu tố trong mô hình dưới đây:

Strengths (điểm mạnh)

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong mô hình đó chính là điểm mạnh. Và chắc chắn mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình. Những điểm mạnh được liệt kê ra như:

  • Những công việc mà doanh nghiệp làm tốt?
  • Những tố chất khiến doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn đối thủ?
  • Nguồn lực nội bộ: Kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và mindset của đội ngũ nhân viên.
  • Tài sản hữu hình: Máy móc, thiết bị có tiên tiến hay không?
  • Tài sản vô hình: Kỹ thuật độc quyền, bằng phát minh, sáng chế,…

Ngoài ra, bạn hãy đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề điểm mạnh này như:

  • Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
  • Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành?
  • Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Những ý tưởng bán hàng độc đó mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
  • Những tài nguyên mà đối thủ của bạn không có được?

Nếu như trả lời được tất cả những câu trả lời trên thì bạn sẽ xác định được điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là phải có cái nhìn đa chiều từ vị thế là người trong cuộc, khách hàng cho đến những đối thủ cùng ngành. Bởi nếu nói chất lượng của bạn là điểm mạnh nhưng chất lượng sản phẩm của đối thủ cũng khiến bạn phải dè chừng. Do vậy mà khi gặp khó khăn, bạn cứ nếu ra bởi biết đâu nó lại trở thành điểm mạnh để bạn khai thác.

Weaknesses (điểm yếu)

Và khi có điểm mạnh thì chắc chắn doanh nghiệp nào cũng có hạn chế nhất định. Chỉ là cách khắc phục điểm yếu được mỗi doanh nghiệp làm như thế nào. Một số đặc điểm về điểm yếu mà doanh nghiệp của bạn cần phải kể ra có thể nói đến như:

  • Những khía cạnh hay chuyên môn còn hạn chế của doanh nghiệp?
  • Những việc mà đối thủ làm tốt hơn bạn?
  • Nguồn lực còn bị hạn chế ở khâu nào?
  • Những điều khoản trong hợp đồng đã rõ ràng hay chưa?

Hay bạn cũng có thể liệt kê ra những tồn tại theo đánh giá khách quan nhất như:

  • Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
  • Những lời nhận xét hay review của khách hàng mà doanh nghiệp của bạn thường nhận được là gì?
  • Giá bán sản phẩm có đắt hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Các kênh bán hàng mà doanh nghiệp bạn thực hiện có mang lại hiệu quả?
  • Dịch vụ hỗ trợ đã đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng hay chưa?
  • Đưa ra lý do khiến khách hàng phải lựa chọn sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ?
  • Các chiến dịch quảng cáo đã chạm đến được tập khách hàng tiềm năng hay chưa?

Đối với điểm yếu, bạn cũng phải có cái nhìn khách quan và chủ quan. Hơn nữa bạn cũng phải đối diện với điểm yếu để nhanh chóng đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời.

Opportunities (cơ hội)

Yếu tố tiếp theo trong mô hình SWOT đó chính là cơ hội. Ở mục này, bạn hãy liệt kê những cơ hội như “Đội ngũ marketing của công ty có đang tạo ra một khối lượng khách hàng tiềm năng hay chưa?” hay “Ý tưởng kinh doanh của bạn có đang bắt kịp với xu hướng hay không?”. Bên cạnh đó, để có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn nên tận dụng những nhân tố như: xu hướng trong công nghệ và thị trường, sự thay đổi chính sách của chính phủ, sự thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống, xu hướng khách hàng,…

  • Ngoài ra, để biết được doanh nghiệp có những cơ hội nào thì các bạn cần phải có sự giải đáp những câu hỏi như:
  • Cách cải thiện quy trình bán hàng, hỗ trợ khách hàng hiện có cũng như khách hàng tiềm năng?
  • Các kiểu truyền thông thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng?
  • Phương pháp tối ưu quy trình làm việc hiệu quả?
  • Những công cụ hay tài nguyên tiềm năng nào mà doanh nghiệp chưa khai thác hết?
  • Các kênh quảng cáo hay chiến dịch quảng bá hình ảnh tiềm năng mà doanh nghiệp chưa thực hiện?

Tóm lại để có thể tìm ra cơ hội thì bạn cần phải xem xét lại điểm mạnh cũng như điểm yếu. Bởi từ điểm mạnh bạn sẽ có ý tưởng khai thác thêm nhiều cơ hội cũng như từ điểm yếu thì bạn nên khắc phục và biến nó thành cơ hội như thế nào?

Threats (thách thức)

Tất nhiên trong kinh doanh thì chúng ta không thể tránh được những rủi ro và đây chính là một trong các yếu tố chiếm một vị trí trong mô hình SWOT. Những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt có thể được kể đến như: đối thủ cạnh tranh mới nổi, chính sách pháp luật thay đổi hay xu hướng của người tiêu dùng khiến doanh nghiệp cần phải nhanh trí đưa ra những thay đổi cho phù hợp với thời thế. Nói chung là chúng ta có thể phát huy những điểm mạnh và cơ hội để khiến những điểm yếu và thách thức không còn là gánh nặng của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT  của mô hình SWOT trong Marketing

Việc phân tích ma trận SWOT là một trong những bước hình thành kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang muốn phát triển và gây dựng cho mình một “cái mác” uy tín trên thị trường thì việc phân tích SWOT là quy trình không thể thiếu. Hơn nữa, mô hình SWOT còn có tác dụng đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu, do vậy mà bạn dễ trình bày ý tưởng một cách trật tự và logic. Cuối cùng, việc phân tích mô hình SWOT cũng sẽ cung cấp các thông tin hữu hiệu để kết nối các khả năng cũng như nguồn lực của công ty với lợi thế cạnh tranh vốn có của mình.

Hotline0988 525 515 (Mr Huyen)

Emailminhkhangnetwork@gmail.com

FanpageMinh Khang Network

Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85

Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

Websitehttps://minhkhangnetwork.com

Bài viết liên quan

Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào ?

Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào Minh Khang mời bạn theo dõi [...]

3 chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google. Cách tăng hiệu quả quảng cáo Google AdWords.

Có nhiều chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google mà bạn có thể sử [...]

Google Responsive Search Ads là gì? Cách tạo Google Responsive Search Ads. Cách tối ưu hiệu quả Google Responsive Search Ads.

Google Responsive Search Ads là gì? Google Responsive Search Ads (RSA) May88 là một dạng [...]

Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng.

Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng Minh Khang trình bày trong [...]

Link bio là gì? Việc tạo link bio trên Canva mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như thế nào?

Link bio là gì? Link bio là một liên kết rút gọn được sử dụng [...]

Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quảng cáo trực tuyến.

Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HotlineZaloEmail