Nếu là một người quan tâm đến các thông tin về Digital Marketing thì chắc hẳn bạn sẽ thấy khá “quen mặt” với một thuật ngữ mới được cộng đồng quan tâm và bàn luận rất sôi nổi trong thời gian gần đây: Core Web Vitals. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến thuật ngữ Core Web Vitals này nhé
Core Web Vitals là gì?
Đối với những anh em làm SEO và thường xuyên cần kiểm tra các chỉ số website trên Google Search Console, trong thời gian gần đây chắc hẳn đã nhận ra một sự thay đổi khá “lạ” của Google.
Đó là mục Báo cáo tốc độ (Speed Report) trong trang Google Search Console đã biến mất, thay vào đó là một mục có tên gọi Core Web Vitals report (Chỉ số thiết yếu về trang web).
Giao diện trang quản trị mới của Google Search Console: Xuất hiện thêm báo cáo Chỉ số thiết yếu về trang web (Core Web Vitals)
Vậy Core Web Vitals là gì và vì sao nó lại được lựa chọn để trở thành yếu tố xếp hạng của Google trong tương lai?
Hiểu một cách tổng quan, Core Web Vitals là tập hợp các chỉ số thiết yếu của website bao gồm các khía cạnh liên quan đến trải nghiệm người dùng trên trang.
Core Web Vitals là những chỉ số được đo bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá performance của website và xếp hạng điểm SEO. Mỗi chỉ số đại diện cho một khía cạnh về trải nghiệm người dùng, tương ứng với các yếu tố xếp hạng sau:
- Loading: Tốc độ tải trang
- Interactivity: Khả năng tương tác
- Visual stability: Tính ổn định khi hiển thị
Dựa trên 3 chỉ số tương ứng dưới đây hình thành lên Core Web Vitals, đó là:
- LCP (Largest Contentful Paint)
LCP đo lường Thời gian tải hoàn tất nội dung chính được hiển thị đầu tiên khi trang tải xong. Chỉ số LCP lý tưởng phải đạt 2,5 giây hoặc nhanh hơn.
- FID (First Input Delay)
Thời gian người dùng phản hồi tương tác đầu tiên trên website. Chỉ số FID cần tối ưu để đạt dưới 100 mili giây.
- CLS (Cumulate Layout Shift)
Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy. Hay có thể hiểu đây là chỉ số đo khối lượng layout hình ảnh bị dịch chuyển đột ngột trên website. Chỉ số CLS tốt nhất mà mỗi website cần đạt được để có trải nghiệm tốt nhất là dưới 0,1.
Google cung cấp tất cả là 6 cách khác nhau để đo lường chỉ số. Khi học hỏi từ Mueller, bạn sẽ biết rằng tất cả các yêu cầu tối thiểu cần phải được đáp ứng để có được nhiều lợi ích hơn từ bản cập nhật thuật toán sắp tớ
Google cho biết ngưỡng tối thiểu cho tất cả Core Web Vitals phải được đáp ứng để hưởng lợi từ các tín hiệu xếp hạng liên quan. Đây là những điều mà Google muốn thông báo để giúp bạn biết được cách thức đo lường và gia tăng thứ hạng của mình trên Google tìm kiếm.
John Mueller đã chia sẻ rằng, để có đủ điều kiện tăng tín hiệu của ranking vào tháng 5 này. Trang web của bạn phải đáp ứng được tất cả ba mức điểm chuẩn của Core Web Vitals .
.
Lý do Core web Vitals quan trọng trong SEO?Tầm quan trọng của Core Web Vitals trong xếp hạng Google.
Google Search Central đã đưa ra các thông báo Core Web Vitals sẽ bắt đầu được triển khai và trở thành một trong những yếu tố xếp hạng tìm kiếm. Core Web Vitals được đưa vào vận hành với mong muốn sẽ đáp ứng tốt hơn về mặt trải nghiệm tìm kiếm thông tin của người dùng trên Google.
Tốc độ tải trang lâu là một trong những yếu tố khiến bạn có thể mất đi những khách hàng tiềm năng của mình. Đó là lý do tại sao bạn cần phải thực hiện tối ưu hóa trang web về tốc độ và hiệu suất.
Tuy vậy, nhiều bạn SEOer chỉ chú trọng vào việc tối ưu hiệu suất cho trang web mà không chú trọng vào việc tối ưu các trải nghiệm người dùng thực tế trên website.
Chẳng hạn, để website có tốc độ load nhanh bạn thực hiện tối ưu hình ảnh bằng cách giảm trọng lượng của hình ảnh xuống tuy vậy bạn lại không quan tâm xem hình ảnh khi hiển thị trên website có rõ nét không? Người dùng có thể quan sát được những thông tin cung cấp trong hình không?
Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có sự ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng trên web.
Tuy nhiên chỉ dựa vào tốc độ tải trang để đưa ra các đánh giá trải nghiệm người dùng là chưa đủ. Với bộ chỉ số của Core Web Vitals bạn sẽ có một hệ quy chiếu đầy đủ hơn để đánh giá chính xác trải nghiệm của người dùng khi truy cập website.
Google có kế hoạch biến trải nghiệm trang trở thành một yếu tố xếp hạng chính thức của Google.
Trải nghiệm trang sẽ là một tập hợp các yếu tố mà Google coi là quan trọng đối với trải nghiệm người dùng, bao gồm:
- HTTPS
- Thân thiện với thiết bị di động
- Nguyên tắc về quảng cáo đan xen (pop-up,…)
- “Duyệt web an toàn” (về cơ bản, không có phần mềm độc hại trên trang của bạn)
Và Core Web Vitals sẽ là một phần siêu quan trọng trong số điểm đó.
Trên thực tế, đánh giá dựa trên thông báo và chính cái tên, thật công bằng khi nói rằng các chỉ số Core Web Vitals sẽ chiếm phần lớn nhất trong điểm trải nghiệm trang của bạn.
Điều quan trọng là chỉ ra rằng điểm trải nghiệm trang cao sẽ không đưa bạn lên vị trí số 1 trong Google một cách kỳ diệu. Trên thực tế, Google đã nhanh chóng chỉ ra rằng trải nghiệm trang là một trong số ( khoảng 200 ) yếu tố mà họ sử dụng để xếp hạng các trang web trong tìm kiếm.
Điều đó nói rằng, không cần phải lăn tăn. Google cho biết bạn phải cải thiện điểm số Core Web Vital của trang web cho đến tháng 5 năm sau.
Hãy theo dõi để nhận thêm những thông tin bổ ích nhé. Hoặc liên hệ với Minh Khang Network , chúng tôi có dịch vụ viết bài cho Fanpage, website giúp thăng hạng doanh nghiệp của bạn trên các bộ máy tìm kiếm và tiếp cận đến được với khách hàng.
Hotline: 0988 525 515 (Mr Huyen)
Email: minhkhangnetwork@gmail.com
Fanpage: Minh Khang Network
Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85
Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng
Website: https://minhkhangnetwork.com
Bài viết liên quan
Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào ?
Tóm tắt bài viết Bí quyết lựa chọn tên miền như thế nào Minh Khang [...]
Th2
3 chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google. Cách tăng hiệu quả quảng cáo Google AdWords.
Tóm tắt bài viết Có nhiều chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo Google mà [...]
Th10
Google Responsive Search Ads là gì? Cách tạo Google Responsive Search Ads. Cách tối ưu hiệu quả Google Responsive Search Ads.
Tóm tắt bài viết Google Responsive Search Ads là gì? Google Responsive Search Ads (RSA) [...]
Th10
Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng.
Tóm tắt bài viết Cách tạo link bio trên TikTok đơn giản, ấn tượng Minh [...]
Th10
Link bio là gì? Việc tạo link bio trên Canva mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như thế nào?
Tóm tắt bài viết Link bio là gì? Link bio là một liên kết rút [...]
Th10
Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quảng cáo trực tuyến.
Tóm tắt bài viết Từ khóa và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng [...]
Th10