Tóm tắt bài viết

    Những công thức viết bài PR hiệu quả mà Marketer phải nằm lòng. Bạn sẽ thấy việc PR cho doanh nghiệp, công ty mình không hề quá khó khăn nếu bỏ túi cho mình 3 công thức viết bài hiệu quả dưới đây. Nếu bạn chưa tin thì hãy cùng Minh Khang tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

    Những công thức viết bài PR hiệu quả mà Marketer phải nằm lòng

    Bài PR dạng Advertorial là gì?

    PR được biết đến với tên gọi Public Relations (quan hệ công chúng), là việc thực hiện hợp tác và mở rộng các mối quan hệ với đối tác, các khách hàng ra bên ngoài cộng đồng.

    Các bài viết PR được chia thành 3 dạng chính và bài PR dạng Advertorial chính là 1 trong những số đó. Advertorial là bài viết quảng cáo, thường được thực hiện bởi các copywriter đến từ công ty quảng cáo. Dạng bài này luôn mang nội dung hấp dẫn, thu hút, đảm bảo đánh đúng trọng tâm, không vòng vo mà đi thẳng vào việc giới thiệu thông tin các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

    Bài viết dạng Advertorial có khả năng kích thích mua hàng một cách hiệu quả. Nó được đăng trong các mục quảng cáo và tất nhiên, doanh nghiệp cần phải trả một khoản phí để bài PR dạng này được hiển thị trước mắt người dùng.

    Những công thức viết bài PR hiệu quả mà Marketer phải nằm lòng

    Bài viết dạng Advertorial là bài viết quảng cáo phổ biến.

    Các trình tự thực hiện bài PR trong chiến dịch quảng cáo

    Như đã nói ở trên, bài PR thường được chia thành 3 dạng chính là dạng Advertorial (bài viết quảng cáo), Editorial (bài viết PR truyền thống) và Testimonial (bài viết trải nghiệm).

    Dựa theo các dạng thức này, người ta xây dựng trình tự thực hiện các bài PR trong chiến dịch quảng cáo như sau: Advertorial => Editorial => Testimonial

    Theo đó, bước đầu tiên mà các doanh nghiệp cần thực hiện khi quảng cáo đó là viết bài PR dạng Advertorial. Nói một cách dễ hiểu, khi doanh nghiệp của bạn mới chỉ bắt đầu xây dựng, tên tuổi thương hiệu vẫn được xếp vào “hàng mới” trên thị trường thì việc trước nhất đó chính là cho khách hàng thấy bạn. Sẽ chẳng có một khách hàng nào tự nhiên tìm đến một thương hiệu mới khi chưa biết gì về họ cả. Chính bởi điều đó, việc thực hiện bài PR dạng Advertorial là thực sự cần thiết.

    Với dạng bài Advertorial, bạn sẽ mang tới cho khách hàng một cái nhìn trực tiếp về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Những thông tin về sản phẩm, lợi ích hay giá trị nhận được sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu của bạn, kích thích trí tò mò.

    Và khi thương hiệu của bạn đã “sắm” được một lượng khách hàng đủ để hiểu và biết về những gì mình cung cấp thì việc tiếp theo đó chính là tạo sự lan tỏa và tiếp cần nhiều hơn đến với các khách hàng tiềm nay. Công đoạn này cần phải nhờ đến việc xây dựng và viết bài PR dạng Editorial hoặc Testimonial.

    Tất nhiên, không phải lúc nào các chiến dịch quảng cáo đều diễn ra theo đúng trình tự truyền thống này. Người làm quảng cáo cũng cần có sự sáng tạo riêng, định hướng riêng cho các bước đi của mình. Việc xây dựng một chiến lược hợp lý, phù hợp với mục đích và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ giúp quá trình quảng cáo hiệu quả hơn.

    Bài PR được thực hiện tùy thuộc vào sự sáng tạo riêng của người viết.

    Công thức viết bài PR hiệu quả

    3.1. Công thức 1: Công thức PAS

    Công thức PAS là sự gói gọn của 3 yếu tố quan trọng: Problem – Agitate – Solve. Trong đó:

    • Problem: Việc đầu tiên để viết được 1 bài PR có giá trị đó là sự thấu hiểu của người viết về vấn đề mà khách hàng gặp phải. Bạn phải nêu bật được vấn đề của người dùng, đánh trúng tâm lý lo lắng của họ.

    • Agitate: Sau khi đã tìm hiểu và nêu ra được vấn đề của người dùng, người viết cần xoáy sâu và làm trầm trọng thêm vấn đề, khuấy động tâm trí người đọc. Bạn có thể diễn giải về ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề đó trong cuộc sống của khách hàng.

    • Solve: Bất cứ một vấn đề nào khi nêu ra đều cần được “đóng vào” bằng một hay nhiều giải pháp cụ thể. Với các giải pháp đưa ra, người viết có thể lồng ghép một cách khéo léo về lợi ích sản phẩm, dịch vụ.

    3.2. Công thức 2: Công thức 3S

    Công thức 3S bao gồm: STAR – STORY – SOLUTION

    • STAR (Ngôi sao)

    Bài viết sẽ nêu về một nhân vật chính cụ thể, là trong tâm trong câu chuyện. Nhân vật chính có thể là bất cứ ai từ độc giả, khách hàng hay thậm chí là chính doanh nghiệp đó, hoặc sản phẩm đang cần PR. Mục đích tạo nên nhân vật này để nhằm xây dựng câu chuyện của bản thân, thuật lại những thăng trầm trong cuộc sống hay các giai đoạn làm nên sản phẩm, từ đó đánh động mối quan tâm của khách hàng, và chia sẻ giá trị lợi ích của sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp.

    • STORY (Câu chuyện)

    Thuật lại các vấn đề mà nhân vật chính đã và đang phải đối mặt, những khó khăn, thử thách hay những thách thức đang khiến nhân vật chính cảm thấy chùn bước, và muốn bỏ cuộc. Từ những vấn đề này, nhân vật chính mơ hồ về thực tại, về tương lai và bắt đầu suy nghĩ về việc cần hoặc phải làm gì để có thể thay đổi hoàn cảnh hiện tại và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    • SOLUTION (Giải pháp)

    Qua những vấn đề của nhân vật chính, người viết sẽ bật mí giải pháp hoặc hành động cần làm. Đồng thời, nhân vật chính có thể nhận được gì và thay đổi như thế nào khi thực hiện các giải pháp đó.

    3.3. Công thức 3: Công thức Strings

    Công thức Strings được biết đến là lối viết liệt kê – tổng hợp. Đây là một trong những công thức phổ biến nhất hiện nay. Công thức này sử dụng nội dung phong phú, thu hút với lối viết liệt kê và tổng hợp mang lại nhiều thông tin có giá trị và hữu ích đối với người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

    Những chia sẻ trên đây của Minh Khang hy vọng rằng đã giúp các bạn hiểu hơn về bài viết PR và cách thức để thực hiện nó. Ngoài ra, tại Minh Khang cung cung cấp dịch vụ viết bài PR chuyên nghiệp, thu hút. Hãy truy cập ngay website Minh Khang để tìm kiếm người viết phù hợp nhé.

    Nguồn: Sưu tầm

    LIÊN HỆ

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail