Tóm tắt bài viết

    5 kĩ thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng

    Mặc cho nhiều người bán hàng không coi trọng khâu tìm kiếm đối tượng tiềm năng thì đây vẫn là một phần quan trọng trong quá trình sales. Đáng tiếc, phần lớn các nhân viên bán hàng hiện nay lại đang sử dụng các chiến lược tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng tiềm năng không hiệu quả hoặc đã lỗi thời, thay vì dùng các kỹ thuật mang tính thực tế và thu về nhiều hơn những khách hàng tiềm năng chất lượng.

    Cũng như bất kì các bước khác của quy trình bán hàng, bạn cần phải thực sự tập trung và nỗ lực. Chỉ có vậy việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới hiệu quả, bạn sẽ không cần tốn thời gian với những leads không chất lượng và không phù hợp đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

    Sử dụng ngay 5 kỹ thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng dưới đây để tìm kiếm những leads thực sự chất lượng – những người bạn có thể tiếp cận, tương tác, và hơn hết là chuyển đổi họ thành khách hàng.

    5 kĩ thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng

    Tiến hành “warm call” thay vì “cold call”

    Khi tiếp cận với khách hàng tiềm năng mới, cuộc nói chuyện đó không nhất thiết và không nên “lạnh” hoàn toàn. Thay vào đó, hãy hâm nóng chúng bằng cách khiến người nghe biết đến tên của bạn hoặc công ty bạn trước khi thực hiện cuộc gọi hoặc gửi đi email đầu tiên. Có một số cách để đạt được điều đó, ví dụ: nhờ giới thiệu thông qua mối quan hệ chung, bình luận vào một trong số những nội dung mà đối tượng đó đã chia sẻ trên mạng xã hội, hoặc “like” một status của họ.

    Tiến hành “warm call” thay vì “cold call”

    Khi tiếp cận với khách hàng tiềm năng mới, cuộc nói chuyện đó không nhất thiết và không nên “lạnh” hoàn toàn. Thay vào đó, hãy hâm nóng chúng bằng cách khiến người nghe biết đến tên của bạn hoặc công ty bạn trước khi thực hiện cuộc gọi hoặc gửi đi email đầu tiên. Có một số cách để đạt được điều đó, ví dụ: nhờ giới thiệu thông qua mối quan hệ chung, bình luận vào một trong số những nội dung mà đối tượng đó đã chia sẻ trên mạng xã hội, hoặc “like” một status của họ.

    Xây dựng hình tượng 1 “thought leader”

    Thought leader (người lãnh đạo bằng suy nghĩ) là từ lóng trong kinh doanh để chỉ cá nhân được nhìn nhận là có những ý tưởng đổi mới. Những người lãnh đạo bằng suy nghĩ thường công bố những bài viết và blog về xu hướng và chủ đề có tác động đến cả một ngành nghề/lĩnh vực.

    Bằng cách xây dựng hình tượng như một chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang làm, bạn sẽ dễ dàng có được sự tín nhiệm và tin tưởng trước khi tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Bạn có thể bắt đầu ngay bằng cách viết blog, viết bài gửi cho các báo về chủ đề liên quan và trở thành diễn giả tại các hội thảo hoặc hội chợ thương mại. Điều này cũng giúp bạn làm quen với khách hàng tiềm năng trước khi liên lạc với họ.

    Trở thành nguồn tài nguyên đáng tin cậy

    Để trở thành một nhân viên bán hàng thành công, bạn hãy làm nhiều thứ hơn là việc chỉ bán hàng đơn thuần. Bạn phải là người đầu tiên khách hàng nghĩ đến khi gặp vấn đề và hỗ trợ họ hết mình dù bạn đã chốt sale xong.

    Đừng đặt mình vào vị thế một người bán sản phẩm, dịch vụ mà hãy coi mình là một người giúp đỡ khách hàng giải quyết vấn đề của họ, từ đó bạn sẽ dễ dàng có thêm những khách hàng mới thông qua lời giới thiệu từ các khách hàng đã thỏa mãn với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

    Khi bạn trở thành nguồn tài nguyên cho chính khách hàng của mình, cả trước và sau khi chốt sale, họ sẽ nhớ đến sự giúp đỡ của bạn và sẵn sàng giúp lại khi bạn cần.

    Tham khảo một kịch bản có sẵn

    Đối với những người mới làm sales, tham khảo một kịch bản có sẵn khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn giảm thiểu những sự ngắt quãng gây khó chịu, dùng những từ ngữ phù hợp hơn và dễ dàng trả lời các câu hỏi thường được đặt ra.

    Tuy nhiên, những người bán hàng dày dặn kinh nghiệm thường khuyên không nên tuân theo kịch bản vì sẽ khiến đối tượng cảm thấy thiếu tự nhiên. Một số còn lại vẫn sử dụng kịch bản đã dập khuôn và cố gắng để cuộc nói chuyện nghe thật mượt và tự nhiên. Dù có dùng kịch bản hay không, hãy chú ý lắng nghe những vấn đề mà đối tượng đang gặp phải và điều chỉnh cuộc trò chuyện dựa trên nhu cầu của họ.

    Ngoài ra cần phối hợp với bộ phận Marketing để bạn có thể phối hợp với kịch bản nuôi dưỡng khách hàng có sẵn của họ.

    Đừng cố bán hàng ở bước này!

    Tìm kiếm đối tượng tiềm năng là bước đầu tiên khi bắt đầu bán hàng, nhưng bản thân bước đó lại không phải là bước bán hàng. Mục tiêu của bước này là tìm ra nguồn leads phù hợp và đủ điều kiện để cho vào phễu bán hàng. Chỉ khi bước này được làm đúng thì quá trình bán hàng mới thực sự bắt đầu.

    Nếu muốn thành công, bạn cần tìm hiểu về sales và cần tập trung xây dựng mối quan hệ khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đẩy việc bán hàng quá nhanh sẽ vô hình đè nặng áp lực lên các đối tượng tiềm năng của bạn.

    Xây dựng lòng tin vững chắc trong lòng khách hàng sẽ giúp bạn và đối tượng cảm thấy thoải mái với nhau, các bước sales sau đó vì thế mà hiệu quả hơn.

    LIÊN HỆ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail