Tóm tắt bài viết

    Cùng Minh Khang tìm hiểu Facebook Pixel Là Gì? Và Cài Đặt Pixel Chi Tiết Cho Website như thế nào nhé.

    Facebook Pixel là một công cụ của Facebook được cài đặt trên trang web để theo dõi hành vi của người dùng trên trang đó, nhằm cung cấp thông tin và hiểu rõ hơn về người dùng cho quảng cáo Facebook. Nó giúp cho doanh nghiệp theo dõi các hành vi quan trọng trên trang web, đó là cách người dùng tương tác với trang web, các sản phẩm mà họ đã xem hoặc mua và các hoạt động khác.

    Để cài đặt Pixel trên trang web của mình, bạn cần tạo một tài khoản quảng cáo trên Facebook và đăng nhập vào tài khoản đó. Sau đó, bạn tạo một Pixel mới và lấy mã code của nó. Cuối cùng, bạn thêm mã Pixel đó vào trang web của mình.

     Facebook Pixel (Meta Pixel) là gì?

    Facebook Pixel (hiện tại được gọi là Meta Pixel) là một đoạn mã JavaScript mà Facebook cung cấp cho các nhà tiếp thị nhằm liên kết trang web của doanh nghiệp với quảng cáo mà doanh nghiệp đã chạy trên Facebook. Nhờ đoạn mã này, doanh nghiệp có thể theo dõi các hoạt động chuyển đổi mà người dùng đã thực hiện trên website sau khi được quảng cáo trên Facebook dẫn tới, ví dụ như ấn vào nút đăng ký hoặc ấn vào nút gọi, nhắn tin,…, tùy vào cách thức mà doanh nghiệp thiết lập. Facebook Pixel được xem là tính năng không thể thiếu giúp các Marketer tổng hợp mức độ hiệu quả quảng cáo trên Facebook của doanh nghiệp.

    facebook pixel là gì

    2. Facebook Pixel dùng để làm gì?

    Facebook Pixel được xem như sợi dây kết nối giữa Facebook và website. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như thế này, Facebook Pixel chính là camera cho website của bạn, nó sẽ ghi nhận và theo dõi tất cả các hành động khi có ai đó từ quảng cáo Facebook truy cập trang web, từ đó báo cáo về lại cho Facebook để giúp bạn thấy được mức độ hiệu quả của quảng cáo mà bạn đã thiết lập.

    Nhờ pixel, Facebook có đủ khả năng nhằm cung cấp báo cáo một cách chính xác nhất đến doanh nghiệp, và đồng thời, số liệu mà Facebook thống kê cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý hiệu suất quảng cáo và mức độ tương tác trên website.

    Bên cạnh đó, Facebook Pixel còn có khả năng Remarketing (nhắm lại đối tượng mục tiêu) khi kết hợp với Custom Audiences (đối tượng tùy chỉnh).

    Ví dụ: Khi có khách hàng truy cập vào Landing Page trên website để tìm hiểu nhưng chưa tạo ra chuyển đổi, Facebook Pixel sẽ ghi nhận lại, và khi được kết hợp với Custom Audiences, doanh nghiệp có thể nhắm lại chính những đối tượng có hành vi tương tự, cụ thể là truy cập vào trang Landing Page, giúp quảng cáo Facebook ngày càng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

    Hướng dẫn cách tạo và chèn Pixel vào Website.

    1.Tạo Pixel Facebook

    1. Đi đến trình quản lý sự kiện.
    2. Nhấp vào “+” Kết nối nguồn dữ liệu và chọn Web.
    3. Nhấp vào “Tiếp tục” hoặc đọc cách thức hoạt động rồi sau đó mới nhấp tiếp tục.
    4. Thêm Tên pixel để lưu thông tin. Tên đúng trọng tâm, chủ đề và dễ nhớ để tiện theo dõi về sau.
    5. Nhập URL trang web để dễ dàng thao tác các tùy chọn.
    6. Cuối cùng nhấp vào Continue là bạn đã tạo Pixel Facebook thành công.

    2. Chèn Pixel vào Website

    Sau khi tạo pixel Facebook thành công thì copy mã Facebook pixel vào trang web.

    Bước 1: Tìm mã tiêu đề pixel cho trang web đã tạo trước đó.

    Bước 2: Sao chép toàn bộ mã pixel Facebook rồi dán vào tiêu đề đã tạo.

    Bước 3: Chọn vào tính năng “Tự động so khớp nâng cao”

    Chọn vào nút chuyển để bật/tắt tính năng Tự động so khớp nâng cao.

    Bước 4: Kiểm tra lại mã pixel Facebook xem đã hoạt động chính xác hay chưa. Thực hiện bằng cách truy cập vào web và nhập URL trang web rồi nhấp vào Chuyển lưu lượng truy cập thử nghiệm.

    Nếu hệ thống báo về với trạng thái “hoạt động” chứng tỏ bạn đã đặt mã chính xác. Quy trình kiểm tra này có thể làm bạn mất khoảng vài phút, hãy chờ đợi và đọc kết quả.

     Nguyên tắc hoạt động của Facebook Pixel

    Facebook Pixel hoạt động dựa trên nguyên tắc cài đặt và kích hoạt cookie. Sau khi Pixel được cài đặt vào website, bạn có thể bắt đầu ghi nhận và nắm bắt những hành động mà người dùng đến từ quảng cáo Facebook đã thực hiện trên trang web một cách nhanh chóng.

    Sử dụng Facebook Pixel sẽ hỗ trợ cải thiện độ hiệu quả của quảng cáo ngay trên nền tảng một cách đáng kể. Không đơn thuần rằng chỉ dựa vào cách thiết lập  đối tượng mục  tiêu trên Facebook bằng các đặc điểm nhân khẩu học thông thường, mà bạn còn hiểu và có khả năng theo dõi rất tường tận cách khách hàng của bạn hoạt động như thế nào, hành vi của họ ra sao.

    Facebook Pixel mang đến những lợi ích nào?

    Ở trên mình có nói sơ qua về lợi ích khi sử dụng Facebook Pixel. Phần này mình sẽ chi tiết từng lợi ích, giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Facebook Pixel.

    1. Theo dõi các chuyển đổi Facebook

    Khi chạy quảng cáo chắc chắn bạn luôn muốn biết Facebook Ads đang chạy mang đến những chuyển đổi nào? Theo dõi chuyển đổi Facebook hay còn gọi là Facebook Conversion (Conversion, Conversion Rate). Đây là số lượng khách hàng đã tương tác, mua hàng tại website thông qua quảng cáo từ Facebook. Conversion là một thước đo để đánh giá hiệu quả của Facebook Ads.

    Facebook Pixel mang đến những lợi ích nào?

    Ngoài ra, tại đây bạn cũng biết được xu hướng mua hàng của khách trên thiết bị nào. Ví dụ: Khách hàng nhìn thấy quảng cáo bạn trên máy tính nhưng họ lại mua hàng trên điện thoại  Những thông tin này sẽ hữu ích trong điều chỉnh tùy chọn quảng cáo.

    2. Tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng – Facebook Retargeting

    Facebook Retargeting được xem như là một cái phiễu, giúp bạn tạo ra những tệp khách hàng mục tiêu, tăng hiệu quả quảng cáo Facebook, thông qua chính các khách hàng từng ghé website của bạn.

    Ví dụ: Khi khách hàng đã đặt sản phẩm trong giỏ hàng trên website nhưng họ chưa ra quyết định mua. Lúc đó dữ liệu sẽ có trong Retargeting để bạn chạy quảng cáo đến đối tượng này, kèm các ưu đãi hấp dẫn, tăng tỷ lệ chốt đơn.

    Facebook Pixel mang đến những lợi ích nào?

    3. Tạo danh sách khách hàng tiềm năng

    Facebook Pixel có thể tạo ra danh sách đối tượng tiềm năng. Danh sách này sẽ bao gồm những người có cùng sở thích, cùng phân khúc với khách hàng đã tương tác, mua hàng trên website. Nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm kha khá thời gian để tìm các khách hàng tiềm năng.

     

    4. Tối ưu hóa quy trình Facebook Ads để chuyển đổi

    Facebook Pixel có tầm quan trọng trong việc tối ưu hóa quảng cáo bằng tính năng Facebook Tracking Pixel Date. Nếu không sử dụng Pixel, các Facebook Ads của bạn chỉ tối ưu nhấp chuột liên kết. Khi có Pixel thì bạn có thể tối ưu hóa chuyển đổi để nó liên kết chặt chẽ với các mục tiêu bạn đề ra, như mua hàng và đăng ký.

    Facebook Pixel mang đến những lợi ích nào?

    5. Tối ưu hóa quy trình Facebook Ads dựa trên giá trị

    Đây là một tính năng rất hữu ích, Facebook Pixel sẽ tối ưu hóa Facebook Ads dựa trên giá trị. Điều này có nghĩa Facebook thu thập các thông tin dữ liệu bao gồm lịch sử mua hàng, số tiền khách hàng chi trả. Từ đó, Facebook Ads sẽ hiển thị với những khách hàng có khả năng mua sản phẩm mà bạn đang chạy quảng cáo.

    Facebook Pixel mang đến những lợi ích nào?

    Hãy theo dõi để nhận thêm những thông tin bổ ích nhé. Hoặc liên hệ với Minh Khang Network , chúng tôi có dịch vụ viết bài cho Fanpage, website giúp thăng hạng doanh nghiệp của bạn trên các bộ máy tìm kiếm và tiếp cận đến được với khách hàng.

    Hotline0988 525 515 (Mr Huyen)

    Emailminhkhangnetwork@gmail.com

    FanpageMinh Khang Network

    Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85

    Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

    Websitehttps://minhkhangnetwork.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail