Một doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều khối khác nhau như Nhân sự, Kinh doanh, Sản xuất, Giao vận… trong đó Marketing, hay Digital, hay Performance.Từ kỳ vọng tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Các hoạt động truyền thông, quảng cáo phải mang lại kết quả thiết thực: khách hàng mới, đơn hàng thành công, doanh thu mang về
Hãy tìm hiểu các yếu tố dưới đây:
1. Ứng dụng rộng
Performance Marketing có khả năng đáp ứng nhiều mục tiêu lớn / nhỏ, chính / phụ cho các chiến dịch truyền thông từ những campaign về nhận diện thương hiệu, tương tác, tăng lượng traffic…
Nếu doanh nghiệp chỉ gói gọn nó cho một mục tiêu, ví dụ như bán hàng, thì đó sẽ là tự giới hạn thế mạnh và tiềm năng của Performance Marketing. Cũng như thực hiện thiếu phối hợp, không đạt được mục tiêu như ý.
2. Kiểm soát
Với khả năng tạo ra hành động cụ thể từ các nội dung quảng cáo, phương pháp này giúp doanh nghiệp kiểm soát các chiến dịch, biết được sản phẩm / dịch vụ của mình đang diễn ra như thế nào trên môi trường số.
Đây là khâu quan trọng để giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, biết chiến dịch đang đi đâu về đâu, biết ngân sách đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có thể đưa những phương án tránh được việc thất thoát ngân sách hay thoát khỏi tình trạng băn khoăn, không biết tiền có đang được sử dụng hiệu quả hay không.
3. Minh bạch số liệu
Khi triển khai chiến dịch digital, doanh nghiệp và người làm media triển khai có thể nhìn thấy số liệu theo thời gian thực. Có nghĩa là nếu bạn muốn xem số liệu của kênh Google Ads, Facebook, chiến dịch Acquisition, chiến dịch Branding thì bạn đều có thể vào hệ thống để đọc số liệu realtime.
Ưu điểm này giúp người làm media có thể kiểm soát chiến dịch của mình, như:
- Xem ngay tại một thời điểm, biết được hôm nay chi bao nhiêu tiền, đạt được bao nhiêu % KPI của hôm nay, từ đây đến tối cần chi thêm bao nhiêu tiền nữa để đạt KPI.
- Người làm quản trị, quản lý có thể chủ động vào xem số liệu ngay lập tức, không cần phải trải qua nhiều bước rườm rà.
4. Tối ưu chi phí
Performance marketing cuối cùng là làm tốt hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể là tối ưu chi phí, chứ không phải là “giải cứu” doanh nghiệp. Performance Marketing chỉ giúp tối ưu chi phí, tối ưu hiệu suất. Ví dụ, với doanh nghiệp có doanh thu 200 tỷ, chi phí marketing là 10 tỷ, nếu tối ưu cắt giảm được 20% chi phí marketing và vẫn đạt được hiệu quả tương đương nghĩa là bạn đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 2 tỷ đồng.
Trên đây là những khái niệm để tư duy đúng về Performance Marketing. Chi tiết và chỉ dẫn thực thi sẽ được đưa ra trong Khóa học Digital Performance Marketing: Tối ưu để tăng trưởng. Khóa học cung cấp những triết lý, tư duy triển khai: Biết – Hiểu – Giám sát – Đánh giá – Tối ưu.
LIÊN HỆ
-
- Hotline: 0988 525 515 (Mr Huyen)
- Email: minhkhangnetwork@gmail.com
- Fanpage: Minh Khang Network
- Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85
- Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng
- Website: https://minhkhangnetwork.com
Bài viết liên quan
Sự khác nhau giữa WWW và non-WWW.
WWW là thuật ngữ vô cùng phổ biến trên Internet nhưng không phải ai cũng [...]
BITBUCKET LÀ GÌ? NHỮNG TÍNH NĂNG NỔI BẬT CỦA BITBUCKET
Bitbucket là một dịch vụ được lưu trữ trên web dành cho các dự án [...]
Th1
Seasonal Marketing & 6 bước lập kế hoạch để có chiến dịch bùng nổ.
Tất cả chúng ta đều quá quen với việc các cửa hàng trang trí nhân [...]
Th1
Google và Meta sẽ phải đối mặt với một số thách thức, song song với nỗ lực cải thiện doanh thu sau sự thay đổi trong chính sách quyền riêng tư Apple.
Google và Meta sẽ phải đối mặt với một số thách thức, song song với [...]
Th1
Python ngôn ngữ lập trình ,công cụ xây dựng website.
Python là gì? Python là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi [...]
Th1
Hướng dẫn tạo menu WordPress chuyên nghiệp
Tạo Menu WordPress là một việc cần phải làm ngay khi bắt đầu xây dựng trang web/blog [...]
Th1