Tóm tắt bài viết

     

    Tổng quan về ngành Marketing

     

    Marketing là ngành bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng mục tiêu.

    Thật sự, theo các chuyên gia trong ngành, Marketing vẫn còn là một ngành khá mới đối với Việt Nam (mặc dù vài năm trở lại đây, với việc bùng nổ của hoạt động mạng xã hội, Marketing dần trở thành một ngành được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi).

    Thế nên, để làm các mảng chính trong  ngành Marketing ở Việt Nam sẽ khá khó khăn và gặp nhiều chông gai, nhưng ngành nghề này vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết. Để trở thành một chuyên gia về mảng Marketing, bạn không chỉ cần phải trang bị cho mình các kiến thức cơ bản mà còn cả các kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực này.

    Tuy nhiên, các giáo trình hiện tại ở Việt Nam vẫn còn chưa chuẩn chỉnh và vẫn còn nặng về phần lý thuyết. Thế nên, để học được ngành này, bạn cần phải có tư duy tốt và biết chọn lọc các thông tin mà bạn cần. Không chỉ vậy, để có thể phát triển và thành công với ngành này, bạn cần phải là một người năng động, và không ngại thay đổi. Và bạn cũng cần phải có rất nhiều đam mê và quyết tâm đối với ngành này. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể vượt qua những khó khăn, và sẵn sàng thử thách bản thân với những cái mới.

    Các mảng chính trong Ngành Marketing bao gồm: Digital Marketing, Brand Marketing, Product Marketing, Content Marketing, Growth Marketing, Trade Marketing, Public Relations, Advertising, Creative Agency, Media Agency và Quan hệ Công chứng. Mỗi mảng có mục đích và nhiệm vụ riêng biệt. Ví dụ, Digital Marketing tập trung vào sử dụng công nghệ để thu hút khách hàng, còn Brand Marketing thì là tạo một thương hiệu và duy trì nó. Product Marketing có nhiệm vụ tạo ra thông tin và sản phẩm mới, còn Content Marketing thì là tạo ra nội dung tốt nhất để thu hút khách hàng. Trade Marketing là việc hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc quảng bá và bán hàng, còn Public Relations thì để tạo và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Advertising là việc quảng cáo của các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu, còn Creative Agency là việc sáng tạo nội dung tốt nhất để thu hút khách hàng.

    Brand marketing 

    Nói đến các mảng của marketing, không thể không nói đến Brand marketing. Brand marketing sử dụng chiến lược nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ theo cách làm nổi bật thương hiệu tổng thể. Loại hình marketing này tập trung phát triển độ nhận diện và mức độ tin cậy của thương hiệu, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm.

                                                                                                                            © Freepik.com

    Bằng cách truyền đạt nhất quán bản sắc thương hiệu theo những cách có ý nghĩa và hấp dẫn, các công ty có thể truyền tải tới khách hàng những giá trị vô hình mà sản phẩm và công ty mong muốn đem lại, thay vì trình bày về các tính năng của sản phẩm một cách đơn điệu.

    Tiếp thị tập trung vào thương hiệu là một chiến lược toàn diện và dài hạn để liên tục nâng cao sự công nhận và danh tiếng của thương hiệu. Điều đó giúp cho họ có thể xây dựng được tập khách hàng trung thành ngày càng lớn mạnh, tạo ra mức doanh thu ổn định cho công ty.

    Product marketing 

    Nếu bạn muốn dấn thân vào ngành marketing, thì việc hiểu được sự khác nhau giữa Brand marketing và Product marketing là rất quan trọng. Product marketing tập trung vào quá trình đưa sản phẩm ra thị trường từ khi thai nghén cho tới khi đến tay người tiêu dùng.

    Các công việc trong mảng product marketing có thể bao gồm việc nghiên cứu khách hàng và thị trường, xây dựng thông điệp của sản phẩm, thử nghiệm và tung ra thị trường, cũng như lên kế hoạch quảng bá để khách hàng hiểu những gì sản phẩm cung cấp.

                               
                                                                                                                        © Freepik.com

    Product marketing theo sát và tạo tác động tới từng bước trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Mục đích của product marketing là nhấn mạnh vào tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như cách chúng có thể tạo ra tác động tới cuộc sống của khách hàng.

    Digital marketing

    Một trong các mảng của marketing mà bạn sẽ thấy rất quen thuộc, đó chính là digital marketing.

    Digital marketing là tập hợp các chiến thuật tiếp thị được áp dụng trên nền tảng kỹ thuật số. Mọi thứ từ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đến tiếp thị qua email, hay pay-per-click (PPC) đều được coi là tiếp thị kỹ thuật số.

                                                                                                                                   © Freepik.com

    Chìa khóa thành công của Digital marketing chính là khả năng tiếp cận được khách hàng mới và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

    Content marketing

    Content marketing cũng là một trong những thuật ngữ mà bạn có thể thường xuyên nghe đến trong ngành marketing. Nó là phương pháp tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối những nội dung phù hợp và mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu để thu hút và giữ chân họ gắn bó với sản phẩm và thương hiệu.

                                                                                                                                  © Freepik.com

    Content marketing được thực hiện dưới nhiều hình thức ở cả khía cạnh marketing truyền thống và trực tuyến. Ở định dạng truyền thống, content marketing có thể ở dưới dạng các sản phẩm quảng cáo in ấn (như poster, flyer, billboard, brochure), telemarketing and quảng cáo trên TV hoặc radio.

    Trong lĩnh vực kỹ thuật số, content marketing thường được truyền tải dưới dạng vào bài viết blog, các post trên các kênh mạng xã hội, hay video.

    Marketing thương mại (Trade Marketing)

    Các mảng trong Marketing – Trước khi đi vào định nghĩa chi tiết về Trade Marketing, chúng ta hãy cùng đi qua vài khái niệm khác:

    • Consumer Marketing: Marketing người tiêu dùng (Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hàng hóa, Brand đáp ứng nhu cầu đó)
    • Customer Marketing: Marketing khách hàng – khách hàng cụ thể ở đây là nhà bán lẻ và các kênh phân phối (Đảm bảo hàng đến tay NTD)
    • Shopper Marketing: Marketing người mua (Đảm bảo người mua tại điểm bán mua Brand)

    Như vậy, 3 đối tượng chính được nhắc tới trong khái niệm trên là Consumer (người tiêu dùng); Customer (khách hàng – cụ thể là các nhà bán lẻ) và Shopper (người mua hàng). Trade Marketing sẽ là việc kết hợp cả 3 hoạt động trên, bao gồm Consumer Marketing, Customer Marketing và Shopper Marketing

    Trade Marketing là việc chiến thắng x3 tại điểm bán – POP (Point of Purchase): Chiến thắng Shopper tại POP và mang lại lợi ích cho cả Retailer và Brand.

     

    marketing có những mảng nào

    SEO Specialist/ Strategist (Chuyên viên tối ưu hóa tìm kiếm)

    SEO Speacialist có trách nhiệm cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm cho các trang web. Họ chọn các từ khóa thích hợp để nhắm mục tiêu trong nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của họ và bằng nhiều chiến thuật SEO khác nhau. Bất kỳ Marketer nào cũng biết mức độ quan trọng để doanh nghiệp có thể hiển thị trên trang đầu tiên của các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, các thuật toán xếp hạng hay được thay đổi thường xuyên.

    Chuyên viên tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - SEO Specialist

                                                                                               Chuyên viên tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO Specialist 

    Các SEO Specialist sẽ phối hợp với Content Creator để đảm bảo các chiến thuật SEO được thực hiện trong nội dung của doanh nghiệp. Quy trình tối ưu hóa trang web chủ yếu bao gồm viết nội dung tập trung vào từ khóa, cũng như tối ưu hóa tiêu đề trang, thẻ tiêu đề, thẻ alt và thẻ meta. Họ cũng đảm bảo rằng thiết kế tổng thể của một trang web nâng cao trải nghiệm người dùng. Các chuyên gia SEO sau đó phân tích hiệu quả của chiến dịch SEO và điều chỉnh chiến lược của họ cho phù hợp.

    Growth marketing 

    Trong các mảng của marketing, Growth marketing là một lĩnh vực “sinh sau đẻ muộn” và mới trở nên phổ biến một vài năm trở lại đây trong ngành marketing. Growth marketing là một phương pháp tiếp thị tập trung vào việc thiết lập mục tiêu, phân tích dữ liệu, kiểm tra và thử nghiệm.

    Nhiên viên phân tích dữ liệu - Marketing Data Analyst

    Mục tiêu chính của loại hình marketing này là đưa ra các chiến lược marketing mang lại sự tăng trưởng có thể đo lường được cho công ty của bạn. Sau đó, xây dựng các hoạt động marketing quảng bá để đạt được mức tăng trưởng đã đề ra.

    Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các Marketer trẻ tuổi hiểu được marketing gồm những mảng nào, chọn được cho mình một vị trí phù hợp với năng lực, tố chất của bản thân trong vô số nghề nghiệp trong marketing. Các Marketer tương lai cần phải xác định rõ vị trí công việc yêu thích và phù hợp, chuẩn bị thật tốt kiến kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm nâng cao năng lực bản thân, đi cùng với đó là niềm đam mê với Marketing để tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.

    Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về các mảng chính trong ngành marketing, bao gồm Digital Marketing, Brand Marketing, Product Marketing, Content Marketing, Growth Marketing, Trade Marketing, Public Relations, Advertising, Creative Agency, Media Agency và Quan hệ Công chứng. Mỗi mảng có mục đích và nhiệm vụ riêng biệt. Để đạt được thành công trong việc phân tích và quản lý thị trường, cần phải hiểu rõ và sử dụng các công cụ và dữ liệu thống kê phù hợp. Bạn cũng cần phải phân tích các giải pháp tài chính phù hợp để phát triển các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

    Hotline0988 525 515 (Mr Huyen)

    Emailminhkhangnetwork@gmail.com

    FanpageMinh Khang Network

    Facebook cá nhân: https://fb.com/tranhuyendn85

    Địa chỉ: K44/54/12 Đà Sơn, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

    Websitehttps://minhkhangnetwork.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    HotlineZaloEmail